Nguyên tố halogen |
F | Cl | Br | I |
Cấu hình electron lớp ngoài cùng |
2s22p5 |
3s23p5 |
4s24p5 |
5s25p5 |
Cấu tạo phân tử (liên kết cộng hóa trị không cực) |
F:F (F2) |
Cl:Cl (Cl2) |
Br:Br (Br2) |
I:I (I2) |
Nguyên tố Halogen | F | Cl | Br | I |
Độ âm điện | 3,98 | 3,16 | 2,96 | 2,66 |
Tính oxi hóa | Từ F đến I tính oxi hóa giảm dần |
F2 |
Cl2 | Br2 | I2 | |
Với kim loại |
OXH được tất cả các KL tạo ra muối florua |
OXH được hầu hết các KL tạo ra muối clorua, phản ứng cần đun nóng. |
OXH được nhiều KL tạo ra muối bromua, pư cần đun nóng |
Oxi hóa được nhiều KL tạo ra muối florua. Pư chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác |
Với khí hidro |
Trong bóng tối,ở to rất thấp(-252oC) và nổ mạnh: F2 + H2 → 2 HF |
Cần chiếu sáng, phản ứng nổ: Cl2 + H2 → 2HCl |
Cần nhiệt độ cao: Br2 + H2 → 2HBr (to cao) |
Cần nhiệt độ cao hơn: I2 + H2 → 2HI (to cao hơn) |
Với nước |
Phân hủy mãnh liệt H2O ngay ở to thường 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 |
Ở to thường: Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO |
Ở to thường, chậm hơn so với Cl2 Br2 + H2O ⇔ HBr + HBrO |
Hầu như không tác dụng |
HF; HCl ; HBr ; HI
Tính axit tăng dần
Nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu và sát trùng do: NaClO, CaOCl2 là các chất oxi hóa mạnh
F2 |
Điện phân hỗn hợp KF và HF(lỏng không có nước): 2HF → (điện phân) H2 + F2 |
Cl2 |
Cho axit HCl đặc + chất oxi hóa mạnh(MnO2,KMnO4)
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2 2KMnO4 +16 HCl→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 |
Br2 |
(NaBr có trong nước biển) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 |
I2 |
(NaI có trong rong biển) Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 |
Chất |
Thuốc thử AgNO3 |
F2 |
Không hiện tượng |
Cl2 | Kết tủa trắng AgCl |
Br2 | Kết tủa vàng AgBr |
I2 | Kết tủa vàng đậm AgI |
NaF + AgNO3 → không phản ứng
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
(trắng)
NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3
(vàng nhạt)
NaI + AgNO3 → AgI + NaNO3
(vàng đậm)
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
Chỉ có phát biểu (d) là sai vì trong mọi hợp chất thì F chỉ có số oxi hóa -1 vì không có phân lớp d như Cl; Br; I
Trộn KMnO4 và KClO3 với 1 lượng MnO2 trong bình kín thu được hỗn hợp X. Lấy 52,550g X đem nung nóng sau thời gian thì được hỗn hợp rắn Y và V lít O2. Biết KClO3 bị nhiệt phân hoàn toàn tạo 14,9g KCl chiếm 36,315% khối lượng Y. Sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với HCl đặc dư nung nóng, sau phản ứng cô cạn thu được 51,275g muối khan. Hiệu suất của quá trình nhiệt phân muối KMnO4 là:
\(M_Y = \frac{14,9}{0,36315} = 41,03\ g \rightarrow m_{O_2} = 11,52\ g = 0,36\ mol\)
\(\begin{matrix} KClO_3 & \rightarrow & KCl & + & 1,5O_2\\ 0,2 & \gets & 0,2 & \rightarrow & 0,3 \end{matrix}\)
\(\begin{matrix} 2KMnO_4 & \rightarrow & K_2MnO_4 & + & MnO_2 & + & O_2\\ 0,12 & \gets & & & & & 0,3 \end{matrix}\)
Gọi x, y là mol KMnO4, MnO2 trong X → 158x + 87y = 52,55 - 0,2 × 122,5 (1)
51,275 g muối = (0,2 + x) mol KCl + (x + y) mol MnCl2 → pt (2)
Từ (1), (2) → x = 0,15 → H = \(\frac{0,12}{0,15}\) = 80%
Cho V lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp B gồm 0,2 mol Al và 0,1 mol Mg thì thu được 25,2 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 2 kim loại. Số mol của Cl2 có trong V lít hỗn hợp khí A là:
Đặt \(n_{Cl_2}=x\) mol và \(n_{CO_2}=y\) mol. Phản ứng vừa đủ tạo muối gồm các ion sau: Al3+, Mg2+, Cl-, O2-.
Theo định luât bảo toàn điện tích: \(3n_{Al^{3+}} +2n_{Mg^{2+}} = n_{Cl^-} + 2n_{O^{2-}} = 2n_{Cl_2} + 4n_{O_2}\)
\(m_{muoi}= 27n_{Al^{3+}} +24n_{Mg^{2+}} + 35,5n_{Cl^-} + 16n_{O^{2-}}\)
→ Hệ \(\left\{\begin{matrix} 3\times 0,2+2\times 0,1=2x+2y\\ 27\times 0,2+24\times 0,1+71x+32y=25,2 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=0,2\\ y=0,1 \end{matrix}\right.\)
X là hỗn hợp FeBr3 và MBr2. Lấy 0,1 mol X nặng 25,84 gam tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 52,64 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng FeBr3 trong X là?
Gọi a, b là số mol FeBr3 và MBr2.
⇒ Khối lượng hh = 296a + b(M + 160) = 25,84 (1)
mol hh = a + b = 0,1 (2) và mol Br = 3a + 2b
TH 1: Nếu kết tủa là AgBr
⇒ mol Br- = mol kết tủa = 3a + 2b = 0,28 (3)
(2) và (3) ⇒ a = 0,08 và b = 0,02
(1) ⇒ M
TH 2: ⇒ Ngoài AgBr (3a+2b) mol kết tủa còn có Ag b mol kết tủa ⇒ M là kim loại đa hóa trị.
Khối lượng kết tủa = 188 x (3a + 2b) + 108b = 52,64 (4)
(2) và (4) ⇒ a = 0,053 và b = 0,047
(1) ⇒ M = 56
⇒ Khối lượng FeBr3 = 296a = 15,688 ⇒ %m = 60,71
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 26 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là:
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 26.
Bài tập 26.15 trang 62 SBT Hóa học 10
Bài tập 26.16 trang 62 SBT Hóa học 10
Bài tập 1 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 7 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 8 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 9 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 10 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247