Bài 61 trang 99 SGK Toán 8 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

 Cho tam giác \(ABC\), đường cao \(AH\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(AC, E\) là điểm đối xứng với \(H\) qua \(I\). Tứ giác \(AHCE\) là hình gì ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải

+) Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật: Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

Lời giải chi tiết

Theo giả thiết \(I\) là trung điểm của \(AC\) nên \(IA = IC\) (tính chất trung điểm)
Vì \(E\) là điểm đối xứng với \(H\) qua \(I\) (gt) nên \(I\) là trung điểm của \(HE\) hay \(IE = IH\)(tính chất đối xứng)

Tứ giác \(AHCE\) có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường do đó là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Mặt khác \(AH\) là đường cao nên \(\widehat{AHC}=90^0\)

Do đó \(AHCE\) là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật) 

Copyright © 2021 HOCTAP247