Với bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Ông đồ đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Bài thơ được chia làm 3 phần:
Phần 1: Khổ thơ 1+2
Nội dung: Tác giả thể hiện lên hình ảnh những ông đồ thời xưa
Phần 2: Khổ thơ 3+4
Nội dung: Tác giả cho thấy hình ảnh những ông đồ thời nay
Phần 3: Khổ thơ cuối
Nội dung: Những nỗi niềm, sự hoài niệm của nhà thơ đối với ông đồ
Xem thêm Phân tích Ông đồ
Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích Ông đồ
- Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu:
+ Cảnh vật, không khí tươi vui: hoa đào nở, mực tàu, giấy đỏ, phố đông người qua,.
+ Những nét chữ của ông đồ được mọi người khen ngợi, nó đẹp như phượng múa, rồng bay
⇒ Đây là một hình ảnh đẹp, ông đồ viết câu đối Tết đem lại niềm vui cho mọi người.
- Hình ảnh ông đồ trong 2 khổ thơ tiếp theo:
+ Ông đồ không còn đông khách như trước kia, giấy mực cũng đọng trong nghiên sầu
+ Ông đồ ngồi lặng lẽ, không mấy người để ý đến ông nữa, ông đồ như nhạt nhòa trong làn mưa bụi,..
⇒ Đây là một hình ảnh đáng buồn, chữ Nho không còn được coi trọng thì cũng không còn ai muốn viết câu đối ngày Tết, ông đồ dần rơi vào quên lãng.
- Sự khác nhau giữa hình ảnh ông đồ ở hai khổ đầu với hình ảnh ông đồ ở khổ 3, khổ 4 là:
+ Trước đây ông là trung tâm của sự chú ý, được mọi người ngợi khen, thán phục.
+ Giờ đây ông đã dần bị lãng quên, không ai ngó ngàng tới (qua đường không ai hay)
- Sự khác nhau ấy gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm cho ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với những gì gắn với chữ Hán và nền Nho học đã đến lúc tàn tạ.
Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ:
- Nhà thơ cảm thương cho ông đồ, cũng chỉ là cảm thương khi một lớp người đã dần bị quên lãng.
- Nhà thơ còn tiếc thương, hoài niệm về một nét đẹp truyền thống, một vẻ đẹp văn hóa đang dần bị phai mờ và biến mất.
Bài thơ hay ở những điểm sau:
- Cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau: Một bên là tấp nập, đông vui, một bên buồn bã, hiu hắt.
- Những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm:
+ Hình ảnh biết bao nhiêu người thuê ông đồ viết cho chữ gợi cảnh đông đúc, chữ viết của ông đồ được trân trọng.
Một bên hoa tay thảo những nét chữ như phượng múa rồng bay, bao nhiêu người thuê viết,.. gợi cảnh đông đúc, chữ viết của ông đồ được trân trọng.
+ Một bên giấy đỏ buồn không thắm.... nghiên sầu gợi cảnh thưa thớt, chữ viết của ông đồ đã không còn được trọng dụng.
- Sử dụng thể thơ 5 chữ và ngôn ngữ giản dị, cô đọng mà hàm súc
Các cặp câu thơ đều không chỉ tả cảnh mà còn tả tình:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực, những vật vô tri, vô giác cũng đã trở nên có tình cảm như con người, biết sầu, biết buồn. Như vậy nỗi buồn của ông đồ đã lan sang những vật xung quanh.
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Giờ đây, những tờ giấy của ông đồ đã trở nên cũ kĩ, bị lãng quên đi. Nhưng càng buồn hơn khi ông đồ vắng khách và không ai để ý đến ông, ông cũng để mặc những chiếc lá vàng rơi trên giấy. Ngoài trời những cơn mưa bụi càng làm cho mọi vật nhòe mờ.
⇒ Những câu thơ trên không chỉ là nỗi buồn của cảnh vật mà còn gợi được nỗi buồn trong lòng người.
Thông qua phần Soạn bài Ông đồ, hi vọng các bạn sẽ trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa một cách chính xác nhất. Chúc các bạn học tập tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247