Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Ông đồ Phân tích tác phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên Ngữ văn 8

Phân tích tác phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Hãy .com tìm hiểu bài thơ qua bài viết dưới đây

Ông đồ

1.    Tác giả, tác phẩm và thời đại
-    Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913, quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, mất ngày 18 tháng 1 năm 1996.
Ồng từng làm nghề dạy học, làm thơ và nổi tiếng với bài thơ ông đồ từ phong trào Thơ mới. Tập thơ Bờ-đơ-le công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thường của Hội Nhà vốn Việt Nam (1996).
-    Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới.

Ông đồ

Ông đồ 

-    Ông đồ vốn là những thầy giáo dạy học dưới chế độ khoa cử Nho giáo ngày xưa. Ngoài ra, vào những ngày lễ tết, thầy đồ còn được người dân trong vùng đến xin chữ về treo trong nhà bởi chữ của thầy đồ chẳng nhưng đẹp đẽ mà còn thể hiện được cái tài, cái tâm của người cầm bút. Và chơi chữ là một thú chơi tao nhã, cao quý của người xưa. Nhưng đến đầu thế kỉ XX, chế độ khoa cử Nho giáo bị bãi bỏ, những ông đồ không còn sống lại với nghề dạy học; trong số họ có những người vào dịp lễ tết vẫn ngồi bên đường với mực tàu giấy đỏ để viết chữ cho những ai có nhu cầu “thuê viết”.

Soạn bài Ông đồ

2.    Hai khổ thơ đầu
-Khổ 1
+ Hai từ “Mỗi...”, “Lại...” nhấn mạnh vào thời khác xuất hiện và sự xuất hiện lặp lại, song hành của từng đối tượng: hoa đào - xuân về, Tết đến và ông đồ già.
+ Sự tương phản giữa sự trẻ trung, đầy sức sống của hoa đào, của mùa xiuân với hình ảnh ông đồ già; giữa hình ảnh của ông đồ già bé nhỏ, giấy bút trang nghiêm với sự tấp nập, ồn ào của phố xá “phố đông người qua”.

-    Khổ 2
+ Ông được nhiều người cần đến “Bao nhiêu người thuê viết”.
+ Ông được khen tấm tắc, được ngợi ca: “Như phượng múa rồng bay”.
+ Nhưng trong niềm vui đã ẩn chứa những nỗi buồn: vậy là ông đồ già đã đến lúc phải bán đi chẳng những cái tài mà cả cái tâm của mình nữa. Chữ “thuê” có thể được coi là một trong những “nhãn tự’ của câu thơ.

3.    Hai khổ thơ tiếp
-Khổ 3
+ Từ “nhưng” và cặp từ “... mỗi... mỗi” đưa ra một sự tương phản: vẫn không gian, vẫn thời gian ngập tràn sắc xuân ấy nhưng bóng người đà thưa thớt theo thời gian. Người cần đến ông đồ cứ giảm dần. Và bây giờ thì hầu như không thấy họ: Người thuê viết nay đâu?
+ Nhìn cảnh giấy mực nằm lặng lẽ, âm thầm không được dùng đến nhà thơ cố cảm giác nồi buồn đang thấm dần vào từng đồ vật Giấy cũng buôn vì cảnh này, mực cũng sầu vì không được dùng vào việc viết.

-Khổ 4
+ “Ông đồ vẫn ngồi đấy” nhưng “Qua đường không ai hay” nên sự có mặt của ông có pha chút gì bẽ bàng, chua xót, tủi hờn.
+ Nỗi buồn bao trùm cảnh vật “lá vàng”, “mưa bụi”. Ông đồ giống như hình ảnh chiếc lá vàng cố níu lấy cuộc đời nhưng đành buông mình rời cành lặng lẽ. Hình ảnh của ông như hoà lẫn trong lá vàng tàn úa và mưa bụi lạnh lẽo, buồn thảm. sự khác nhau của hai hình ảnh ông đồ chủ yếu ở vị trí của ông với công chúng. Trước ông ở trung tâm của sự chú ý. Nay ông ra ngoài rìa của sự chú ý, gần như bị làng quên.

4.    Khổ thơ cuối cùng
+ Vẫn là vòng tuần hoàn bất diệt của thời gian: “Năm nay đào lại nở” nhưng sự trống vắng của hình ảnh tiếp theo không làm ta ngạc nhiên mà khiến ta lặng buồn: “Không thấy ông đồ xưa”.
+ Những người muôn năm cũ
   Hồn ở đâu bây giờ?

“Những người muôn năm cũ” là những ông đồ “muôn năm cũ” hay những người yêu chuộng ông đồ và những nét chữ của ông “muôn năm cũ”? Câu hỏi tu từ gợi lên nỗi xót xa, tê tái.
Bài thơ không chỉ cảm thương cho ông đồ, mà còn là cảm thương một lớp người đã trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, sự hoài cổ còn là hoài niệm một vẻ đẹp văn hoá gắn với những giá trị tinh thần truyền thống. Chính vì thế mà bài thơ có sức lay động sâu xa.

5.    Nghệ thuật
— Nghệ thuật tương phản: tươi trẻ, đông vui >-    Bà thơ đươc cấu trúc theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tít, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn có hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhoà dần. Cuối cùng thì không thấy ông đồ nữa. Ông đã thành “ông đồ xưa”, không phải là ông đồ cũ. Ông đã thành xưa, như đã không còn tồn tại nữa.
-    Thơ năm chữ linh hoạt trong việc kể và biểu lộ cảm xúc.
-    Nghệ thuật nhân hoá, đối lập,…

 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Copyright © 2021 HOCTAP247