Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nội dung cơ bảncủa pháp luật trong lĩnh vực kinh tế

  • Thứ nhất, pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của họat động kinh doanh.
  • Thứ hai, pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội.
  • Thứ ba, thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các họat động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

a. Khái niệm kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của công dân

  • Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến Pháp và các luật về kinh doanh
  • Tự do kinh doanh là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
  • Kinh doanh bao gồm 3 loại hoạt động: 
    • Hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của con người.
    • Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động thương mại nhằm thực hiện lưu thông hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
    • Hoạt động dịch vụ là hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

b. Nghĩa vụ của công dân khi kinh doanh

  • Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trên giấy phép kinh doanh và những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
  • Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
  • Bảo vệ môi trường.
  • Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

1.2.  Nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực xã hội

  • Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta
  • Pháp luật về sự phát triển văn hóa được quy định trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, luật di sản văn hóa, luật xuất bản, luật báo chí…

  • Pháp luật về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

  • Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội

    • Xóa đói giảm nghèo
    • Kiềm chế sự gia tăng dân số
    • Phòng chống tệ nạn xã hội
  • Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.
  • Trong nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết: Dân số và việc làm, bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội, đạo đức và lối sống, v. v…
  • Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

a. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường

  • Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiên các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường

b. Các biện pháp bảo vệ môi trường

  • Câm chặt phá rừng bừa bãi hoặc làm nương rẫy.
  • Xử lý nghiêm các hành vi chặt phá rừng
  • Trồng rừng,....

c. Nội dung: 

  • Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước và của mỗi công dân.
  • Phải bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
  • Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Nhân dân phải có trách nhiệm  trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống,  đồi trọc để mở rộng diện tích rừng
  • Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiểm môi trường, gây sự cố môi trường
  • Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các loài thực vật, động vật, bảo vệ rừng biển sông hồ và các hệ sinh thái 

d. Các hành vi mà pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm

e. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

  • Những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra nhiều chất độc gây ô nhiễm môi trường.
  • Trước thực trạng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc sản xuất kinh doanh ở nước ta là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường

1.4. Nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

  • Điều 13 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”
  • Khoản 2, điều 6 luật quốc phòng quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của NN và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”
  • Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, an ninh quốc gia, công an nhân dân, luật nghĩa vụ quân sự

  • Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi công dân tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.

  • Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia (an ninh quốc gia) là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhân dân và công an nhân dân. Mọi tổ chức, cơ quan, công dân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều bị xữ lí.

a. Thế nào là quốc phòng an ninh

  • Quốc phòng: là những công việc, những hoạt động nhằm phục vụ cho việc gìn giữ và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • An ninh: là những công việc, hoạt động nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực, làm thất bại mọi hành động phá hoại của các thế lực thù địch

b. Nội dung pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

  • Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.
  • Pháp luật về quốc phòng và an ninh qui định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  • Pháp luật qui định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của các tổ chức và công dân.
  • Pháp luật trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
  • Pháp luật giữ vai trò đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự cần thiết để xã hội ổn định và phát triển

c. Nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh

  • Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh
  • Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
  • Giữ vững ổn định chính trị của đất nước 
  • Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội

2. Luyện tập Bài 9 GDCD 12

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:

  • Nội dung và vai trò, trách nhiệm cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật trong lĩnh vực xã hội, pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 107 SGK GDCD 12

Bài tập 4 trang 107 SGK GDCD 12

Bài tập 5 trang 107 SGK GDCD 12

Bài tập 6 trang 107 SGK GDCD 12

Bài tập 7 trang 107 SGK GDCD 12

Bài tập 8 trang 108 SGK GDCD 12

Bài tập 9 trang 108 SGK GDCD 12

Bài tập 10 trang 108 SGK GDCD 12

Bài tập 11 trang 108 SGK GDCD 12

Bài tập 12 trang 108 SGK GDCD 12

Bài tập 13 trang 108 SGK GDCD 12

Bài tập 14 trang 108 SGK GDCD 12

3. Hỏi đáp Bài 9 GDCD 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247