Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 12 Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

GDCD 12 Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phất triển tiến bộ của nhân loại

  • Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia
  • Pháp luật là cơ sở để xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
  • Pháp luật là cơ sở để hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước
  • Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới

1.2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia

a. Khái niệm điều ước quốc tế

  • Để thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vơí nhau trên tất cả các lĩnh vực thì cần phảỉ có những điều kiện gì?
    • Cần phải có điều ước quốc tế do các quốc gia kí kết
    • Các quốc gia phải cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Hợp tác vì sự phát triển của nhân lọai
  • Điều ước quốc tế là gì?
    • Là văn bản pháp luật do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế  thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

  • Tên gọi một số điều ước quốc tế

    • Hiệp định: Hiệp định thương mại Việt –Mỹ

    • Hiệp ước: Hiệp ước về hòa bình hưũ nghị hợp tác Việt -Nga

    • Công ước: Công ước cuả Liên Hợp quốc về luật biển

b. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

  • Phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ quy định trong mỗi điều ước
  • Các quốc gia phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện
  • Không thực hiện bị coi như là vi phạm pháp luật quốc tế
  • Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng những cách nào? 
    • Ban hành các văn bản pháp luật mới để cụ thể hoá nội dung điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước.
    • Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật

3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người,về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, tham gia.
    • Điều ước quốc tế về quyền con người.
    • Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
    • Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

a. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người

  • Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người vào năm nào? Ý nghĩa của nó?
    • Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người vào ngày 10-12-1948. Đánh dấu móc son trong lịch sử quyền con người của cộng đồng nhân loại. 
  • Quyền con người là gì?
    • Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. 
  • Các quyền cơ bản đối với con người.
    • Quyền được sống.
    • Quyền tự do cơ bản
    • Quyền bình đẳng
    • Quyền lao động
    • Quyền có cuộc sống ấm no, và hạnh phúc…
  • Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người? 
    • Vì Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân.
  • Các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.
    • Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (20-2-1990).
    • Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966)
    • Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (1966)
    • Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc (1965)
  • Nhà nước ta đã tiến hành những hoạt động cụ thể nào để thực hiện công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
    • Hoạt động:
      • Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1990)
      • Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (1991)
      • Các văn bản pháp luật liên quan đên bảo vệ quyền trẻ em.

b. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

  • Trong quan hệ với các nước ASEAN, Việt Nam đã kí kết hàng loạt hiệp định về hợp tác kinh tế. Em hãy cho ví dụ?
    • Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN
    • Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN
    • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
    • Hiệp định khung về Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
  • Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào,  Căm-pu-chia.
  • Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
    • Vì nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, luôn mong muốn sống trong bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.

c. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

  • Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay.
  • Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng hội nhập, kí kết và tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và thực hiện phân công lao động quốc tế.
  • Quá trình hội nhập diễn ra:
    • Ở phạm vi khu vực:
      • Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN
      • ASEAN (Association of South East Asean Nation): Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
      • Năm 1995:
        • Việt Nam tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (gọi tắc là CEPT)
        • Hiệp định CEPT là hiệp định về thương mại  trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi AFTA)
        • Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.
      • Năm 1998:
        • Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
        • Nước ta đã ký kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC
    • Ở phạm vi thế giới 
      • Nước ta có quan hệ với 167 nước, quan hệ thương mại với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ
      • Năm 1996 Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)
      • Ký kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh  châu Âu (EU)
      • Năm 2006:
        • 7/11/2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
      • Năm 2007:
        • Việt Nam chính thức trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc

2. Luyện tập Bài 10 GDCD 12

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:

  • Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phất triển tiến bộ của nhân loại
  • Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 117 SGK GDCD 12

Bài tập 2 trang 117 SGK GDCD 12

Bài tập 3 trang 117 SGK GDCD 12

Bài tập 4 trang 117 SGK GDCD 12

Bài tập 5 trang 117 SGK GDCD 12

Bài tập 6 trang 117 SGK GDCD 12

Bài tập 7 trang 118 SGK GDCD 12

3. Hỏi đáp Bài 10 GDCD 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247