Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do ngườøi có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.
b. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật
- Thực hiện pháp luật không nghiêm như: Trốn thuế giá trị gia tăng
- Thực hiện pháp luật không đúng: Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi trái chiều,...
- Là hành vi cụ thể của con người
- Tức là không phải thể hiện bằng hành động chứ không phải suy nghĩ và tư tưởng
- Là hành vi có lỗi: Chủ thể có lỗi khi biết rằng việc mình làm gây ra tác hại nhưng vẫn làm không từ bỏ.
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lý (người bị bệnh thần kinh, trẻ em thì không có khả năng này)
- Có khả năng nhận thức hành vi của mình
- Có khả năng lựa chọn, quyết định cách xử sự
- Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm việc mình làm
1.2. Có các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm).
- Buôn bán ma túy, giết người,...
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Trốn thuế, làm hư hỏng thất thoát tài sản của nhà nước...
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Tranh chấp đất đai nhà cửa
- Vi phạm kỉ luật.
- Học sinh đi học trễ, không làm bài tập về nhà, không chấp hành đúng quy định lao động
1.3. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
- Có các loại trách nhiệm pháp lí sau:
- Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
- Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức ) vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm của người ( cơ quan, tổ chức )có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.
2. Luyện tập Bài 15 GDCD 9
Qua bài học này các em cần nắm rõ các nội dung sau:
- Khái niệm vi phạm pháp luật? Hành vi vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Vi phạm pháp luật hình sự
-
B.
Vi phạm pháp luật hành chính
-
C.
Vi phạm pháp luật dân sự
-
D.
Vi phạm kỉ luật
-
-
A.
Vi phạm kỉ luật
-
B.
Vi phạm pháp luật hình sự
-
C.
Vi phạm pháp luật dân sự
-
D.
Vi phạm pháp luật hành chính
-
-
A.
Vi phạm pháp luật dân sự
-
B.
Vi phạm pháp luật hình sự
-
C.
Vi phạm pháp luật hành chính
-
D.
Vi phạm kỉ luật
Câu 4-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 55 SGK GDCD 9
Bài tập 2 trang 55 SGK GDCD 9
Bài tập 3 trang 55 SGK GDCD 9
Bài tập 4 trang 55 SGK GDCD 9
Bài tập 5 trang 55 SGK GDCD 9
Bài tập 6 trang 55 SGK GDCD 9
3. Hỏi đáp Bài 15 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!