Bài 59 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Cho các phương trình:

\(x^2+ 3x - m + 1 = 0\)  (1) và \(2x^2- x + 1 - 2p = 0\) (2)

a) Biện luận số nghiệm của mỗi phương trình bằng đồ thị.

b) Kiểm tra lại kết quả trên bằng phép tính.

Hướng dẫn giải

a)

* Xét phương trình \({x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }}-{\rm{ }}m{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Ta có: (1) \( \Leftrightarrow {\rm{ }}{x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}m{\rm{ }}\)

Gọi (d) là đường thẳng \(y = m\).

Đồ thị hàm số \(y = x^2+ 3x + 1\) là parabol (P) có đỉnh là điểm \((-1,5; -1,25)\) và hướng bề lõm lên trên.

 

Do đó:

+ Khi \(m < -1, 25\) thì (d) không cắt (P), phương trình vô nghiệm.

+ Khi \(m = -1,25\) thì (d) và (P) có một điểm chung, phương trình có một nghiệm.

+ Khi \(m > -1,25\) thì (d) cắt (P) tại hai điểm. Phương trình có hai nghiệm phân biệt.

* Xét phương trình \(2x^2- x + 1 – 2p = 0\)   (2)

(2) \(⇔ 2x^2 – x + 1 = 2p\)

Gọi (d) là đường thẳng \(y = 2p\);  (P) là parabol \(y = 2x^2– x + 1 \)

Parabol (P) có đỉnh tại điểm: \(({1 \over 4};\,{7 \over 8})\) và hướng bề lõm lên trên.

 

Do đó:

+ Nếu \(2p < {7 \over 8}\) , tức là \(p < {7 \over {16}}\) thì (d) không cắt (P), phương trình vô nghiệm.

+ Nếu \(2p = {7 \over 8}\) , tức là \(p = {7 \over {16}}\) thì (d) và (P) có một điểm chung, phương trình có một nghiệm.

+ Nếu \(2p > {7 \over 8}\) , tức là \(p > {7 \over {16}}\) thì (d) cắt (P) tại hai điểm chung, phương trình có hai nghiệm.

Copyright © 2021 HOCTAP247