Trong thời khói lửa, biết bao tác phẩm đã được viết nên để ngợi ca những người lính ra trận nơi tiền tuyến, những người đã ngã mình xuống hóa thân vào gấm vóc quê hương. Song song đó, vẫn có những áng văn khắc họa hình ảnh những người vợ nơi hậu phương vẫn luôn mang nỗi khắc khoải chờ chồng, “Chinh phụ ngâm” và cụ thể hơn là “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn là một áng văn như thế.
Nghị luận về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Giới thiệu về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.
- Giới thiệu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Xem thêm:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm
a. 8 câu đầu
Dàn ý nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Không gian:
+ Hiên vắng: gợi niềm vắng vẻ, hiu quạnh, cô đơn.
+ Khuê phòng: Nỗi đơn độc, nhớ nhung da diết.
- Thời gian:
+ Đèn: Ban đêm, chất chứa nhiều cảm xúc.
+ Hoa đèn: Thời gian tiếp nối, nỗi nhớ khắc khoải.
Xem thêm:
Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu
Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Hành động cuả người chinh phụ: Lặp đi lặp một cách vô thức bởi đã gửi hết tâm trí nơi biên ải xa.
+ Dạo – Gieo từng bước: Đi lại quanh quanh, quẩn quẩn.
+ Rủ thác: Hành động vô thức, mong ngóng tin chồng nơi chiến trường.
+ Hình ảnh ngọn đèn: Thời gian trôi miên viễn, người phụ nữ đối diện với ánh đèn vô tri, hiu hắt như cuộc sống đợi tin chồng phương xa.
+ Câu hỏi tu từ: Đèn biết chăng? Như một lời than oán, thể hiện nỗi khắc khoải khôn nguôi, từng giây chờ đợi như dài lê thê.
b. 8 câu sau
Nghị luận bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Cảnh vật xung quanh
+ Tiếng gà eo óc: Âm thanh duy nhất trong đêm tối nhưng cũng trong phút chốc. Tô đậm sự cô độc của người chinh phụ trong đêm tối. Gà gáy báo hiệu canh năm thể hiện người vợ nhớ chồng đã cả đêm thao thức.
+ Hòe phất phơ: Sự hiu quạnh, tâm trạng cô đơn của người phụ nữ đã lan ra cả không gian.
+ Thời gian của tâm trạng như kéo dài vô tận “đằng đẵng như niên”.
- Hành động của người chinh phụ
+ Đốt hương tìm sự thanh thản trong tâm hồn nhưng lại mê mải trôi theo dòng tâm sự.
+ Soi gương nhưng chỉ thấy nước mắt đẫm mi.
+ Gảy đàn nhưng e mang lại điềm xấu.
=> Nỗi cô đơn của người phụ nữ có chồng đi chiến trận xa và niềm khát khao, mong mỏi hạnh phúc đến tột cùng.
Nghị luận tình cảnh người chinh phụ qua nỗi nhớ thương chồng
a. 6 câu thơ đầu
- Cảnh vật thiên nhiên
+ Gió đông: Gió báo tin vui, thể hiện sự sum họp, đoàn viên.
+ Non Yên: Núi Yên Nhiên, gợi sự xa xăm, nơi người chồng đang chinh chiến.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Hình ảnh ước lệ: Non Yên.
+ Điệp ngữ vòng: Non Yên, trời.
+ Từ láy: thăm thẳm, đau đáu.
=> Không gian vô tận mênh mông gợi sự xa cách của đôi vợ chồng cũng như nỗi nhớ vô tận bất chấp khoảng cách địa lý từ nơi hậu phương đến nơi tiền tuyến.
b. 2 câu thơ còn lại
- Mang tính khái quát, triết lý sâu.
- Lời thơ như lời độc thoại nội tâm, bày tỏ nỗi lòng của người chinh phụ với nỗi nhớ tràn ngập trong tâm trí với người chinh phu.
=> Lời gửi gắm nỗi nhớ đến nơi biên ải xa xôi.
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Liên hệ với hàng trăm, hàng nghìn người phụ nữ phong kiến khác cùng chung số phận.
Trên đây là dàn ý nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết và hay nhất. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm và có thể hoàn thiện bài nghị luận tốt nhất.
Copyright © 2021 HOCTAP247