Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm Dàn ý phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn

Dàn ý phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

     Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý chi tiết phân tích 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Với hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác phẩm cũng như hoàn thành bài phân tích tốt nhất. 

 Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài Chinh phụ ngâm

Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài Chinh phụ ngâm

Mở bài

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và 8 câu đầu của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Thân bài

Hành động của người chinh phụ

-   Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước 

-   Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

-    Người chinh phụ vừa đi vừa đếm bước chân mình, như đang đếm từng ngày xa chồng.

-    Những bước chân của người chinh phụ tưởng như lặng lẽ, nhưng lại mang theo nỗi ưu phiền, lo lắng cho người chồng ở nơi chiến trường.

=> Đó là những bước chân nặng trĩu tâm tư, sự thương nhớ và nỗi xót xa.

-    Người chinh phụ ngồi bên cửa sổ, hết buông lại cuốn rèm như một hành động vô thức, lặp đi lặp lại.

Xem thêm:

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích

=> Nàng không ý thức được mình đang làm gì, vì đã dồn hết tâm tư, sự lo lắng, nhớ nhung cho người chồng nơi biên ải chẳng biết khi nào mới về.

-    Tính từ “vắng”, “thưa” tạo nên sự trống trải cho không gian, tô đậm sự buồn tủi, cô đơn của người chinh phụ.

-    Sử dụng từ “từng”, “đòi” càng nhấn mạnh sự lặp lại vô thức những hành động vô nghĩa của người chinh phụ.

=> Hành động của người chinh phụ thể hiện những ngổn ngang lo lắng, nỗi buồn phiền và tấm lòng son sắt mà nàng dành cho người chồng.

Ngoại cảnh: 6 câu tiếp theo

 Phân tích 8 câu đầu trong bài người chinh phụ- CungHocVui

Phân tích từ câu 6 đến câu 8 trong bài người chinh phụ

-    Chim thước: loài chim báo tin người đi xa trở về.

-    Người chinh phụ ngóng trông bóng chim thước qua bức rèm thưa.

- Nhìn về thực tại với những nỗi nhớ, sự trông ngóng, ước muốn sum vầy đều xa vời, không được hồi âm, người chinh phụ càng thêm vô vọng.

-    Khi đối diện với ánh đèn, người chinh phụ khao khát được yêu thương và sẻ chia, câu hỏi tu từ khi ngồi trước ngọn đèn dầu chính là một lời than thở, bày tỏ sự chán chường, cô đơn đan xen với tuyệt vọng.

-    Hình ảnh ngọn đèn là một hình ảnh quen thuộc, xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học trung đại. 

-    Trong đoạn trích, ngọn đèn được sử dụng để ẩn dụ cho thời gian trôi nhanh, ẩn dụ cho sự lụi tàn, héo hon của một kiếp người.

=> Cuộc đời như một kiếp hoa đèn mong manh dang dở.

Phân tích hình ảnh của người chinh phụ qua 8 câu thơ đầu- CungHocVui

Hình ảnh chờ đợi của người chinh phụ

-    Người chinh phụ thức trắng đêm cùng ngọn đèn vì xót xa cho tình cảnh của chính mình. Nhưng thời gian trôi qua, ngọn đèn cũng chẳng thức cùng nàng, chỉ để lại bóng dáng cô độc của người chinh phụ.

-    Tính từ “bi thiết”, “buồn rầu”, “thương” thể hiện tâm trạng não nề của người chinh phụ:

   + Bi thiết là bi thương, thảm thiết, là nỗi đau không thể nói thành lời, là khát khao được thấu hiểu, được sẻ chia nhưng lại chẳng có ai để cùng tâm sự.

   + Thiết tha là cắt, mài (theo nghĩa Hán Việt): thể hiện nỗi đau chôn giấu tạo nên vết cắt sâu trong tâm khảm.

=> Nỗi đau. sự buồn tủi, khắc khoải của nàng mãi dồn nén trong tim, để rồi cứa vào trái tim cô đơn, khiến nỗi đau càng dày thêm theo từng ngày ngóng trông bóng người thương đang chinh chiến nơi chiến trường hiểm ác.

Nghệ thuật

-    Bút pháp nghệ thuật ước lệ kết hợp thể thơ song thất lục bát cùng nhịp thơ chậm rãi đã thể hiện những mạch cảm xúc mang cung bậc khác nhau của người chinh phụ.

-    Đoạn trích sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm cảnh bằng ngoại cảnh cùng nhiều tính từ chỉ cảm xúc.

=> Tác giả đã thành công xây dựng hình ảnh người chinh phụ mang suy tư rối bời, tâm trạng héo mòn chạm đến trái tim người đọc. Đồng thời, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ nặng tình trông ngóng bóng dáng người chồng đang tham gia những cuộc chiến tranh phi nghĩa (giá trị nhân đạo).

Kết bài

- Nêu giá trị của đoạn trích cùng 8 câu đầu trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247