Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

      Dưới đây là bài văn mẫu phân tích 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết mà CungHocVui muốn chia sẻ. Hy vọng qua bài phân tích trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về tác phẩm và đạt được kết quả học tập tốt hơn. 

Phân tích về 8 câu đầu của bài trinh phụ ngâm- CungHocVui

Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mở bài phân tích 8 cầu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

      Đặng Trần Côn là một tác giả nổi tiếng bởi tài nghệ văn chương lừng danh gắn liền với nhiều tác phẩm mang đậm giá trị thời đại. Trong đó, “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm thuộc thể loại ngâm khúc đã làm nên tên tuổi của ông bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” chính là một phần của tác phẩm này, nó thể hiện nỗi mong nhớ da diết của người chinh phụ khi chồng chinh chiến nơi sa trường. Đặc biệt, tám câu thơ đầu của đoạn trích sẽ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nhất về tình cảnh trống vắng cùng những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Xem thêm:

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích

Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm

Thân bài phân tích 8 cầu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bài mẫu phân tích 8 câu thơ đầu trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Bài mẫu phân tích 8 câu thơ đầu trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

      Mở đầu đoạn trích là tâm trạng rối bời của người chinh phụ được thể hiện qua những hành động vô thức:

                              Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

                              Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

      Đây phải chăng là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng đang chinh chiến nơi sa trường. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả nội tâm thông qua ngoại cảnh để miêu tả hành động lặp đi lặp lại trong vô thức, không có mục đích của người chinh phụ. Qua hành động đó, ta như hình dung được dáng vẻ buồn rầu, không nói nên lời của người chinh phụ nơi hiên vắng thẫn thờ đợi chồng về từ phương xa.

      Bấy giờ đã là chiều tối - khoảng thời gian ảm đạm, hắt hiu nhất của một ngày - người chinh phụ lại đang gieo từng bước nơi hiên vắng lặng. Chính không gian, thời gian đó đã tô đậm bước chân cô đơn, quạnh vắng của người chinh phụ. Trong khung cảnh đó, người ta đang sum họp bên gia đình sau một ngày dài, thì người chinh phụ lại chỉ có một mình lẻ bóng, không có chồng cạnh bên vỗ về.

Xem thêm:

Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu

      Cảm giác trống vắng dường như bủa vây nơi trái tim người phụ nữ, khiến cho bước chân của nàng cũng thật chậm rãi và mệt mỏi. Mỗi một bước chân là một tiếng thở dài cho những nỗi chất chứa trong lòng, cho nỗi ưu tư phiền muộn của người phụ nữ đang mong ngóng tin chồng trở về. Nhưng rồi, người chinh phụ chỉ có thể quặn thắt lòng bởi vì đáp lại cũng chỉ là tiếng bước chân âm thầm của mình.

      Hành động buông rèm của người chinh phụ cũng là một hành động lặp đi lặp lại trong vô thức, chẳng có mục đích rõ ràng. Đó phải chăng là hành động che lấp đi sự tù túng, nóng ruột của người phụ nữ? Hay là nỗi nhớ nhung da diết đan xen với sự lo lắng cho an nguy của chồng mình? Nỗi nhớ da diết cùng sự mong ngóng tin chồng như dồn nén ở người chinh phụ, để rồi tô đậm cảm giác cô đơn buồn tủi của nàng. Nhưng rồi, càng mong ngóng, đáp lại nàng vẫn là hiện thực đau thương.

                              “Ngoài rèm thước chẳng mách tin

                              Trong rèm dường đã có đèn biết chăng”

      Thước là một loài chim báo tin người đi xa trở về. Nhưng mặc cho người đang ngóng trông, thước lúc này lại im bặt khiến cho nỗi nhớ cùng nỗi khắc khoải đợi mong của lòng người càng tăng lên gấp bội. Chim thước chưa mách tin, người chồng nơi xa vẫn chưa trở về, làm sao nguôi được nỗi đau quặn thắt này? Nỗi đau ấy quá lớn khiến nàng càng có khát khao được sẻ chia, được tâm sự, được đồng cảm. Nhưng, đối diện với khung cảnh đau thương này, làm bạn với nàng cũng chỉ có ngọn đèn leo lét.

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- CungHocVui

Phân tích 8 câu đầu để thấy sự cô đơn của người chinh phụ

      Sự cô đơn đến tột cùng đã khiến nàng phải tự hỏi, liệu ngọn đèn ấy có hiểu thấu lòng nàng, có chiếu sáng được tâm can rối bời của nàng, có sưởi ấm được sự nguội lạnh hiu quạnh của nàng? Nó có hiểu được sức nặng của cô đơn, có từng biết sự nhung nhớ dồn nén đau đớn đến mức nào? Dĩ nhiên, ngọn đèn chỉ là một vật vô tri vô giác, nó làm sao hiểu được lòng người. Đối diện với điều đó, nàng vẫn muốn bày tỏ nỗi lòng của mình, hay đó chính là lời than thở, là hi vọng của nàng khiến nàng day dứt không yên?

                              Đèn có biết dường bằng chẳng biết

                              Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

      Hình ảnh đèn được lặp lại hai lần như thể hiện sự giải tỏa tâm sự với ngọn đèn của người chinh phụ, nhưng một ngọn đèn vô tri vô giác làm sao hiểu rõ cảm giác cô đơn, buồn tủi ấy. Vậy nên, nàng chỉ có thể ôm mọi thứ gói vào lòng, để rồi nhìn ngọn đèn leo lét trong màn đêm tĩnh mịch, nỗi đau lại chồng thêm nỗi đau. Ngọn đèn là hình ảnh gợi nên sự sum họp, ấm áp của gia đình, nhưng với người chinh phụ, nó lại càng khắc sâu vào tim nàng nỗi cô đơn, khắc khoải, rối bời.

                              "Buồn rầu nói chẳng nên lời,

                               Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

      Người chinh phụ buồn rầu nói chẳng nên lời, nàng chả buồn nói, cũng chả muốn cười. Bên cạnh nàng giờ đây chỉ còn lại hoa đèn, cô đơn đến đáng thương. 

Phân tích về 8 câu đầu của bài trinh phụ ngâm- CungHocVui

Phân tích về 8 câu đầu của bài trinh phụ ngâm

      Hoa đèn là hình ảnh kết thúc cho tám câu thơ đầu tiên của đoạn trích. Hoa đèn là đầu bấc đèn dầu đã cháy như than, nhưng nó được nung đỏ lên nên trông như hoa, hay chính lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như hoa đèn kia. Trong bóng đêm phủ bởi sự im lặng dằng dặc, người chinh phụ chỉ có thể tâm sự, trò chuyện với ngọn đèn, với cái bóng của chính mình. Phải cô đơn, đau đớn đến bao nhiêu thì mới phải tìm đến những thứ vô tri vô giác mà trải lòng mình? 

      Qua đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng một cách tài tình bút pháp nghệ thuật ước lệ, kết hợp thể thơ song thất lục bát cùng giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, nhịp điệu chậm rãi đã đặc tả được tâm trạng của người chinh phụ với những mạch cảm xúc và cung bậc khác nhau. Từ đó, nỗi cô đơn cùng lòng thương nhớ chồng da diết đã bùng cháy khát khao cháy bỏng được sống hạnh phúc trọn vẹn bên người mình thương.

      Đặc biệt, đoạn trích đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp khi lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa cùng những khuôn phép hà khắc của phong kiến đã tước đoạt đi quyền được hạnh phúc của rất nhiều người phụ nữ xưa.

      Đó là bài phân tích 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với việc học của bạn. Cảm ơn đã đón đọc.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247