Sự hy sinh của những người lính nơi tiền tuyến, những người sẵn sàng hy sinh bản thân mình, ngã xuống cho quê hương luôn là nguồn hứng khởi cho biết bao tác phẩm nổi tiếng. Song song đó, cũng không thiết các tác phẩm đã khắc hoa lên hình ảnh những người mẹ, người mẹ nơi hậu phương, những người hy sinh thầm lặng, mang trong mình nỗi khắc khoải chờ chồng. Tham khảo bài nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để hiểu rõ hơn.
Nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn là một áng văn bất hữu theo thời gian, qua năm tháng ta vẫn nghe được lắng đọng trong từng câu chữ là tiếng thở dài của người ở lại khắc khoải người ra đi. Bằng thể loại ngâm khúc, bài thơ đã thể hiện thấm thía nỗi khổ đau và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đợi chờ chinh phu. Đoạn thơ còn tinh tế lên án chiến tranh phi nghĩa gây ra những mất mát đau thương và nỗi niềm cảm thông của tác giả với phụ nữ phong kiến.
Xem thêm:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm
Nỗi đơn độc luôn bao quanh, gặm nhấm linh hồn người vợ cả ngày lẫn đêm từ khoảnh khắc chia ly tiễn chồng đi chinh chiến nơi biên ải xa. Tám câu thơ đầu đoạn trích đã khắc họa rất rõ nét cô đơn, lẻ loi và hình ảnh mỏi mòn chờ đợi chồng cả trong hành động và cử chỉ.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
Hành động “dạo hiên vắng” nghe tưởng chừng nhẹ nhàng, khoan thai nhưng từng bước đi đều chất chứa rất nhiều tâm sự. “Dạo hiên vắng” thật chất là hành động đi đi, lại lại, quanh quanh, quẩn quẩn một cách vô nghĩa, không có chủ đích. Hành động “rủ thác” được lặp đi lặp lại một cách vô thức bởi thời khắc này tâm tư của người chinh phụ hoàn toàn hướng về nơi biên ải xa. Không gian “hiên vắng” gợi cảm giác vắng vẻ, hiu quạnh, cô đơn. Chồng ra trận để lại một mình nàng ngày ngày bị dày vò bởi nỗi cô đơn, gồng mình chống chọi với sự mất mát trong tâm hồn mà chẳng thể giãi bày hay bày tỏ cùng ai.
Câu hỏi tu từ “Trong rèm dường đã biết chăng?” càng tô đậm thêm nỗi day dứt, khắc khoải trong lòng người chinh phụ. Câu hỏi như một lời than oán thể hiện nỗi khắc khoải khôn nguôi, từng giây chờ đợi như dài lê thê. Thời gian đêm vắng được ẩn dụ qua hình ảnh “đèn” càng nâng làm đơn độc giăng mắc rộng khắp thời gian hòa quyện vào không gian. Hình ảnh “hoa đèn” như sự lùi tàn của tuổi trẻ, sức sống mỗi ngày dần mất đi để lại người phụ nữ với biết bao ngổn ngang cảm xúc. Thời gian bất tận kéo dài miên viễn, người phụ nữ đối diện với ánh đèn vô tri, hiu hắt như cuộc sống đợi tin chồng phương xa.
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình bởi bị nỗi cô đơn của người ở lại nhuốm màu bi thương, quang cảnh trở nên trống vắng, cô đơn đến bất tận. Tiếng “gà eo óc” là âm thanh duy nhất trong đêm tối nhưng cũng hiển hiện trong phút chốc càng tô đậm sự cô độc của người chinh phụ trong đêm tối. Gà gáy báo hiệu canh năm thể hiện người vợ nhớ chồng đã cả đêm thao thức. Dáng “hòe phất phơ” rũ bóng trong đêm cũng như dáng vẻ khô cằn, cạn kiệt nhựa sống của người vợ ngóng tin chồng nhưng vẫn biền biệt phương xa. Các từ láy “đằng đẵng” “dằng dặc” như kéo nhịp thơ dài ra bất tận, nỗi buồn, nỗi khổ của người phụ nữ cứ kéo dài mỗi ngày một sâu đậm hơn và mãi mãi không có điểm kết.
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Xem thêm:
Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu
Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Giữa đêm tối chỉ cô đơn làm bạn, nàng gắng gượng làm những hành động quen thuộc để mình bận hơn nhưng dường như chẳng có một liều thuốc nào cứu rỗi được mối tâm tư sâu nặng ấy. Người chinh phụ đốt hương tìm sự thanh thản trong tâm hồn nhưng lại mê mải trôi theo dòng tâm sự, đắm chìm vào đó ngày một sâu, ngày một nặng hơn. Nàng soi gương để quên đi nỗi đau khổ ấy dẫu trong một chốc nhưng vẫn bất thành, tất cả những gì mà tấm gương kia hiển hiện là những dòng nước mắt chất chứa hàng đống những ngổn ngang.
Cảm xúc bi thương cứ thế tiếp nhau đọa đày nàng không thể thở, nàng tìm đến tiếng đàn để mang lại cho mình dẫu là một khắc quên đi thực tại nhưng buồn thay dây đứt, phím chùng như dấu hiệu mang lại điềm gở. Nàng phải trở về với thực tại, rằng nỗi đơn độc kia vẫn đang vây quanh nàng từng giờ.
Ở mười sáu câu đầu, hình ảnh người chinh phụ như đánh động vào tim người đọc bởi mỗi dáng vẻ mà nàng hiện lên, từng bước đi, cử chỉ đều mang màu sắc đơn độc đến thê lương. Cả trong từng hơi thở, nỗi buồn ấy vẫn cứ vương vấn lấy nàng, giăng mắc, khỏa lấp đầy không gian, đầy thời gian vĩnh hằng. Nàng còn là đại diện cho cả một thế hệ mà thông qua nàng ta còn nhìn thấy được hàng trăm, hàng ngàn những cuộc hôn nhân dở dang, hàng triệu những đêm dài thao thức vì lòng trĩu nặng mối tương tư.
Nếu mười sáu câu đầu sự cô độc của người chinh phụ là lẳng lặng không thành tiếng thì ở tám câu cuối nỗi nhớ đã tuôn trào thành tiếng, thành hình. Người chinh phụ muốn mang nỗi nhớ, niềm suy tư của mình gói vào trong gió đông, nhờ nó len lỏi đến nơi biên ải xa.
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”
Những ngày dài tiếp nối chẳng có lấy một dòng tâm thư, nàng muốn nhờ gió gửi những tình thương, những nhớ mong của mình từ hậu phương đến nơi chiến trường khắc nghiệt. Non Yên nơi có hình bóng người thương chinh chiến cũng chính là nơi mà tâm nàng luôn đau đáu hướng về. Nỗi nhớ như dày hơn, da diết hơn khi nhịp thơ, điệp từ liên tục lặp lại dồn dập tha thiết.
“Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong”
Từ láy nối tiếp nhau “thăm thẳm” “đau đáu” vừa tạo độ rộng, vừa tạo độ sâu cho nỗi nhớ. Nỗi nhớ kéo dài bất tận được so sánh với “đường lên bằng trời” bởi chẳng ai có thể nhìn thấu từ trần thế đến cao xanh kia là bao nhiêu. Chỉ biết rằng nỗi nhớ kia cứ mỗi ngày một sâu đậm hơn, sâu đến tận mây xanh khó lòng đo được. “Đau đáu” như một sự kiên định, bất luận là người chồng đang ở nơi chiến trận chẳng rõ ngày trở về, bất luận là người mình đang ngóng đợi kia không rõ sống chết nhưng tình cảm vẫn luôn còn đó chưa từng đổi thay.
Nghị luận đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
“Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” – Bao giờ cũng thế, nỗi buồn của con người cứ lan tỏa, len lỏi rồi thấm sâu vào trong cảnh vật, khiến cảnh vật cũng trầm tư một nỗi buồn. Vẫn là nỗi buồn làm mạch nguồn chính cho cả bài thơ nhưng nỗi buồn bấy giờ không còn lặng lẽ mà như một sự bộc lộ thành hình, thành tiếng. Những hạt mưa như làm ướt thêm mảng tâm trạng cô độc không thể chắp vá bên trong người chinh phụ.
Tâm hồn vốn đã nguội lạnh từ lâu bởi cuộc chia ly hậu phương – chiến trường như làm cảm động đến cả vạn vật tạo hóa. Trời đất như khóc thương cho những trái tim luôn rực nóng bất chấp khoảng cách rất xa, cũng là sự thương xót cho tấm lòng thủy chung của những người phụ nữ mỏi mòn chờ chồng.
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” như một áng thơ bất tử tượng trưng cho sự cô độc cũng như tấm lòng thủy chung của những người phụ nữ có chồng nơi biên ải xa. Dẫu đau lòng nhưng đã có những thế hệ với biết bao người mẹ, người vợ phong kiến đã gặm nhấm nỗi cô đơn, dày vò ấy đến tận cuối đời. Thế nhưng cuối cùng hiện lên vẫn là những tấm lòng, những tình cảm đẹp đẽ mà biết bao thế hệ sau ngưỡng mộ, trân trọng.
Copyright © 2021 HOCTAP247