Dàn ý phân tích nhân vật người lái đò sông Đà

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phân tích nhân vật người lái đò sông Đà

     Nguyễn Tuân vốn nổi tiếng với việc sẵn sàng hi sinh vì nghệ thuật khi đã dành hết cả đời mình để đi tìm cái đẹp chân thực nhất. Và quan niệm của ông dần dần được hình thành qua năm tháng khi Nguyễn Tuân nhận ra rằng: Cái đẹp ấy sẽ tỏa sáng khi ở chính công việc của chính mình, con người đạt đến trình tinh xảo độ điêu luyện và họ sẽ trở thành những nghệ sĩ thực thụ. Phần phân tích nhân vật người lái đò sông Đà dưới đây sẽ làm rõ điều ấy.

Dàn ý phân tích nhân vật người lái đò sông Đà

Mở bài

-     Tùy bút Người lái đò sông Đà: những hình tường nghệ thuật đặc sắc cũng cách tiếp cận tinh tế đến từng chi tiết của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ ràng

-     Nhân vật chính: Ông lão lái đò.

Thân bài

-     Tổng quan về ông lão lái đò

  • Khoảng 70 tuổi

  • Ngoại hình đặc biệt mang đậm dấu ấn nghề nghiệp lái đò

  • Sinh ra và lớn lên bên cạnh con sông Đà

=> Ông hiểu rõ con sông như hiểu bản thân mình

-     Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà qua trùng vi thạch trận thứ nhất

  • Bốn cửa tử trong năm cửa trận được mở ra

  •  Những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt được hỗ trợ bởi nước thác phía sau thi nhau bắt lấy cái thuyền

  •  Ông lão lái đò cũng đã bị thương => Kìm nén cơn đau, dõng dạc chỉ huy đưa cả đội quân vượt qua thạch trận

-     Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà qua trùng vi thạch trận thứ hai 

  • Một cửa sinh, nhưng tăng thêm vô số cửa tử

  •  Ông nhớ mặt từng bọn thủy quân, cứ đứa nào tiến đến đều bị  “đè sần lên mà chặt đôi ra”, đập tan ý định tập kích bạn đầu của chúng

=> Cứ thế lừng lững tiến qua, khiến bọn chúng phải tiu nghỉu chịu thua

-     Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà qua trùng vi thạch trận thứ ba 

  • Ít cửa hơn, nhưng cả bên phải hay bên trí đều là luồng chết. Cửa sinh duy nhất ở giữa lại bị chặn bởi đám đá hậu vệ

  • Ông chỉ huy chiếc thuyền phóng thẳng lao vào chọc thủng cửa giữa

=> “Người nghệ sĩ” lái đò tài hoa với đầy bản lĩnh và kinh nghiệm lão luyện, ông đã vượt thác leo ghềnh, đưa tất cả vượt bao cửa sinh cửa tử của con sông Đà hung dữ.

Kết bài

-     Nghệ thuật: Động từ trong bài được sử dụng với tần suất dày đặc, tính từ đầy sáng tạo mô tả cơn cuồng nộ của sông Đà,... 

-     Ca ngợi ông lái đò, cũng như thể hiện sự tự hào về thiên nhiên hùng vĩ cũng như cách con người làm chủ nó

     Khung cảnh qua những trang giấy nhưng lại hiện lên trong tâm trí độc giả một cách tự nhiên và chân thật đến lạ kỳ.  Xuyên suốt là cảnh những thủy quái, gềnh đá và sông Đà hung dữ thế nhưng cuối cùng cũng phải cúi đầu chịu thua đại diện của con người lao động làm chủ thiên nhiên- Ông lão lái đò.

Copyright © 2021 HOCTAP247