Cùng CungHocVui theo dõi dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về hình ảnh con sống Đà qua miêu tả của tác giả. Từ đó hoàn thành bài văn cùng đề tài này tốt nhất.
Dàn ý phân tích về hình tượng con sông đà
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.
- Nguyễn Tuân (1910-1987), ông là nhà văn, là người yêu và tôn thờ cái đẹp. Suốt cuộc đời ông luôn đi tìm cái đẹp với tư duy đỉnh cao của cái đẹp là nhân cách của con người.
- Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được sáng tác năm 1960, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông về nét đẹp dũng mãnh, dữ dội của dòng sông Đà, làm nổi bật hình ảnh hùng dũng, khỏe khoắn của người dân lao động làm nghề lái đò trên sông Đà.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong người lái đò sông Đà
- Hướng chảy của sông Đà được tác giả cảm nhận vô cùng cá tính “ Chúng thủy giai đông…”
- Địa hình hiểm trở nhưng mang đầy tính mạo hiểm, thách thức sức lực, trí tuệ con người:“bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”, "con hổ con nai có thể vọt qua sông"...
- Tác dùng từ ngữ độc đáo, đầy sáng tạo và không kém phần thú vị, lạ lùng để miêu tả cái hẹp của lòng sông "Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy... cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nên vừa tắt phụt đèn điện".
- Người lái đò vượt sông đến đoạn mặt ghềnh Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt”, muốn nuốt chửng những người lái đò.
- Đến khúc Tà Mường Vát: con sông gào thét dữ dội, “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô... mượn cạp ngoài bờ vực”.
=> Tác giả dùng những từ ngữ tả thực vô cùng độc đáo, khác lạ, mang đến cho người đọc cảm giác dữ dội, hùng tráng của con sông Đà.
Xem thêm:
Phân tích người lái đò sông Đà chi tiết, hay nhất ngữ văn 12
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà chi tiết
- Trận địa thác đá được miêu tả theo góc nhìn từ xa đến gần của tác giả:
Ở xa: âm thanh của thác đá hãy “còn xa lắm”, mà cứ như “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”.
Nhiều tầng lớp và trạng thái ấm thanh khác nhau trong cảm nhận khác lạ của tác giả: khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”, khi lại “rống lên như một ngàn con trâu... cháy bùng bùng”.
Ở gần: hình dáng của chúng “nhăn nhúm”, “méo mó”, với trạng thái "hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có nơi như đang “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”.
=> Dưới góc nhìn của Nguyễn Tuân, những thứ vô tri cũng trở nên sinh động lạ thường.
- Thuyền ra đến khúc hạ lưu, sông Đà lúc này “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... đốt nương xuân”.
- Sông Đà đổi màu một cách vừa trữ tình, vừa độc đáo “mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ”,“trôi qua một nương ngô nhú lá non”, “con hươu thơ ngộ”, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
Xem thêm:
Top 5 mở bài người lái đò sông Đà hay nhất
Soạn bài người lái đò sông Đà đầy đủ
- Tóm tắt lại hình tượng sông Đà trong tác phẩm.
- Nhận xét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
- Nêu lên cảm nghĩ bản thân về tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.
Copyright © 2021 HOCTAP247