trong bài viết này gửi đến bạn học top 5 cách mở bài người lái đò sông đà hay, mở bài gián tiếp mà ngắn gọn, xúc tích.
1. Mỗi khi nhắc đến "chủ nghĩa xê dịch" thì người ta thường nghĩ ngay đến Nguyên Tuân và ngược lại. Nguyễn Tuân đến miền Tây Bắc xa xôi không đơn giản là chỉ để thỏa mãn cái thú tìm đến miền đất mới, thỏa mãn niềm khát khao "xê dịch" mà còn là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên ở tâm hồn người lao động. Những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hay cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt đỉnh chính là những trang sách viết hay nhất của ông. Đoạn trích "Người lái sông Đà" nằm trong tập "Tùy bút Sông Đà" chính là đại biểu tiêu biểu nhất cho phong cách của ông và phong cảnh hoang sơ mà hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
2. Nhắc đến tác phẩm đặc dắc của Nguyên Tuân sau Cách mạng Tháng Tám thì ta đâu thể bỏ qua "Người lái đò Sông Đà". Khi viết tùy bút này, ông không coi mình là một nhà văn, một người bình thường nữa mà coi mình chính là người đi tìm thứ vàng mười của núi rừng Tây Bắc và thứ vàng mười trong những con người đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dụng quê hương. Đó không phải chất vàng mười bình thường, đó là chính là vẻ đẹp người lái đò sông Đà, mà dưới ngòi bút của Nguyên Tuân người lái đò sông Đà vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sĩ tài hoa trong nghề mình.
3. Nhà văn Nguyên Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất viết lên tuyệt tác của đời mình. Sau Cách mạng tháng Tám ông không đi theo lối mòn viết về "cái tôi" cô đơn trước vũ trụ, trước dòng đời giống Huy Cận hay Chế Lan Viên. Ông khéo léo đem "cái tôi" của mình hòa chung vào với "cái ta" chung của cộng động và tất cả đều được kết tinh trong tập "Tùy bút Sông Đà". Đọc tác phẩm ta thấy được linh hồn kết tinh trong tác phẩm chính là "người lái đò sông đà". Nguyễn Tuân luôn coi cái đẹp chính là nghệ thuật mà chính con người là tác phẩm tạo hóa đã ban tặng tuyệt với nhất. Cái đẹp đó được Nguyên Tuân phát hiện ra và gọi là "thứ vàng mười", "thứ vàng mười" đó là thiên nhiên hùng vĩ và những con người đang gắn bó với công cuộc xây dụng quê hương, đất nước.
4. Trong những năm 58 - 60, Tây Bắc trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật khi miền Bắc tiến lên xây dụng chủ nghĩa xã hội. Ta biết đến Tây Bắc với tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài, "Mùa Lạc" của Nguyễn Khải và "Tùy bút Sông Đà" của Nguyễn Tuân. Nhà văn Nguyễn Tuân thăng hoa trên mảnh đất Tây Bắc với linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Là một nhà văn đi theo "chủ nghĩa xê dịch", trong tác phẩm ông dùng những ngôn ngữ điêu luyện để làm nổi bật những đoạn đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội, cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt đỉnh nhưng trên cả đấy là vẻ đẹp con sông Đà. Con sông Đà cùng hình ảnh người lái đò hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng lại rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.
5. Nguyên Tuân là một trong những cây bút xuất sắc trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ở mỗi tác phẩm của ông ta đều thấy được cái đẹp của cuộc sống, của con người mà đặc biệt là người lao động bình dị nhưng tài hoa. Không những vậy, người đọc còn đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và độc đáo của ông ở trong từng tác phẩm. Và bài tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông không thể nào ngoài "Người lái đò Sông Đà"
Xem thêm >>> Phân tích hình ảnh con sông Đà trong "Người lái đò Sông Đà"
Trên đây top 5 cách mở bài người lái đò sông đà hay mà gửi đến bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập của bạn. Nếu có bất kỳ cách mở bài hay cho người lái đò sông đà thì bạn hãy để lại phía dưới comment nhé!
Copyright © 2021 HOCTAP247