Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân Dàn ý phân tích vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà- Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Dàn ý phân tích vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà- Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phân tích vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà- Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường

     CungHocVui cung cấp đến bạn đọc bài văn mẫu phân tích vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm “Người lái đò sông đà”- Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”- Hoàng Phủ Ngọc Tường, giúp bạn học tốt môn Ngữ Văn.

Vẻ đẹp trữ tình của người lái đò sông đà và ai đã đặt tên cho dòng sông
Vẻ đẹp trữ tình của người lái đò sông đà và ai đã đặt tên cho dòng sông

Mở bài

-     Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò sông đà”, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

Thân bài

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà- Nguyễn Tuân

-    Khi thuyền vượt trận xuống đến hạ nguồn, sông Đà lúc này rất mực trữ tình và thơ mộng. Lúc này con sông Đà “tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc".

-    Tác giả vừa nhìn thấy đã không kiềm được cảm xúc lòng mình “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

-    Nguyễn Tuân cảm thấy hứng thú và lạ lẫm với hai bên bờ sông “cảnh ven sông ở đây lặng tờ” và “ bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.

-    Tác giả cảm thấy “con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn với những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà trong người lái đò sông Đà

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Hương- Hoàng Phủ Ngọc Tường

-    Dòng chảy của sông Hương về thành phố Huế bỗng “tươi vui hẳn lên, tiếp tục uốn mình mềm mại”.

-    Dòng sông cứ thế “phản quang nhiều màu sắc, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như tâm hồn vui tươi và hứng khởi của một cô gái đương xuân.

-    Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khéo léo so sánh theo một lối rất Tây phương nhưng lại đúng đến lạ thường, tác giả ví sông Hương như điệu “Slow tình cảm” dành riêng cho Huế, với “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy.”.

-    Dưới con mắt trữ tình, nhà văn cảm nhận dòng chảy của sông Hương lúc này ”như một người con gái đẹp làm duyên có vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ  nay lại càng quyến rũ hơn với vẻ đẹp lịch lãm kiêu sa và trầm mặc.”.

-    Sông Hương dường như đã gắn liền với nền văn hóa của xứ Huế mộng mơ, nó chưa bao giờ thôi tương tư về Huế “ Tình yêu với Huế tạo nên bản sắc và văn hóa của dòng sông.... là một biểu hiện kín đáo của tình yêu.”.

Xem thêm: 

Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông

Top 8 mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Kết bài

-     Nhận xét nghệ thuật của 2 tác giả và nêu cảm nghĩ bản thân.

Copyright © 2021 HOCTAP247