Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân Soạn bài: Người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân - Siêu ngắn)

Soạn bài: Người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân - Siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

-Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà

-Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà

-Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

Câu 1 (trang 192, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

-Tác giả quan sát dòng sông với những chi tiết độc đáo, chính xác, tinh tế

-Tác giả quan sát dòng sông ở nhiều điểm nhìn, vị trí khác nhau

Câu 2 (trang 192, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

-Hình ảnh sông Đà hung bạo:

   +Cảnh đá dựng thành vách và ở những quãng sông hẹp

   +ở mặt ghềnh Hát Loong

   +những cái hút nước

   +những thác nước, bãi đã

-nghệ thuật: so sánh, nhân hóa

   +Bờ sông, dựng vách thành... có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí

   +Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá...như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

   +Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu

   +Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

Câu 3 (trang 192, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà:

-Vẻ đẹp theo mùa:

   +Mùa xuân: nước xanh ngọc bích

   +Mùa thu: lừ lừ chín đỏ

   +Khi Pháp xâm lược: nhuốm màu mực đen của mực Tây

-Sông Đà như một cố nhân: mang vẻ đẹp Đường thi, đằm thắm, ấm áp của sông Đà.

-Điểm nhìn của một du khách: lặng tờ, hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa

Câu 4 (trang 192, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

-Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hưn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ ... những luồng nước”, ...

-Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ...”

-Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường

Câu 5 (trang 193, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Một số câu văn cho thấy tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân:

   -Con sông Đà tuôn dài như một áng trữ tình...

   -Bờ sông hoang dại... cổ tích tuổi xưa

Câu 1 (trang 193, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Tìm đọc trọn vẹn thiên tùy bút

Câu 2 (trang 193, sgk ngữ văn 12, tập 1)

Chọn phân tích đoạn tác giả miêu tả thạch trận:

   -Thạch trận : " Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền"

   -Thủy trận :"Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa.

   -Ba trùng vi giăng bẫy trên con sông:" Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông" , "vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào", "còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả.

→Với vốn từ cực kì phong phú cùng bút pháp lãng mạn tô đậm để gây ấn tượng mãnh liệt, cảm giác rùng rợn, dựng lên một con sông hung bạo đầy đe dọa với con người.

Nội dung chính của văn bản:

   +Nội dung: Người lái đò sông Đà ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

   +Nghệ thuật: cách sử dụng từ ngữ độc đáo, đắc địa, tài ba, sử dụng vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực

Xem tiếp các bài Soạn văn lớp 12 siêu ngắn:

Loạt bài Soạn văn lớp 12 siêu ngắn | Tác giả - Tác phẩm Văn lớp 12 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12.

Copyright © 2021 HOCTAP247