Vợ nhặt là một bức tranh buồn về cuộc đời của người nông dân trong những năm nạn đói năm 1945. Phân tích nhân vật Tràng - nhân vật chính của tác phẩm để hiểu rõ hơn về cuộc sống và tính cách của người dân trong thời kỳ này cũng như bút pháp của nhà văn Kim Lân.
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong vợ chồng A Phủ
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và người nông dân làng quê Việt Nam.
- Vợ nhặt là tác phẩm đặc sắc viết về người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
- Nhân vật Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân nghèo khổ trong giai đoạn này.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ nhặt
- Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị phân biệt đối xử cha mất sớm, sống bấp bênh với người mẹ già trong một ngôi nhà tồi tàn,...
- Hoàn cảnh bản thân: ngoại hình xấu xí, thô kệch, thân hình vập vạp, ngờ nghệch, vụng về, ...
+ Lời hò của nhân vật Tràng chỉ là lời nói bông đùa của người lao động trong lúc mệt mỏi chứ không có ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.
- Lần gặp 2:
+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ biết cười toét miệng rồi mời cô ta ăn dù cuộc sống của anh cũng không dư dả gì. Điều này thể hiện lòng tốt bụng của một người nông dân.
+ Khi người con gái quyết định theo anh về nhà: Tràng thoáng nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi lại mặc kệ tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải là một quyết định bồng bột mà là sự dũng cảm, bất chấp hoàn cảnh, khát khao thương yêu người cùng cảnh ngộ.
+ Đưa người vợ nhặt lên chợ tỉnh mua đồ: thể hiện sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng đối với quyết định lấy vợ.
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt
- Vẻ mặt “có cái gì phơn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”. Thể hiện tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.
- Mua dầu về thắp để nhà cửa sáng sủa hơn khi thị về.
- Xăm xăm bước vào nhà dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của phụ nữ trong gia đình. Hành động này vừa ngượng nghịu nhưng rất chân thật, mộc mạc.
- Khi cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ nhặt này sẽ bỏ đi vi gia cảnh khó khăn của anh.
- Sốt ruột trông bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ mà có thêm người trong gia đình vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ.
- Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện với mẹ một cách trịnh trọng, viện lý do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ sẽ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng, Tràng mới thở phào, ngực nhẹ nhõm hẳn đi.
- Tràng nhận thấy sự tươm tất kỳ lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, ...), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người vợ trong gia đình và thấy mình cũng trưởng thành hơn.
- Lúc ăn cơm, hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, một con đường đi mới.
- Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực. Vẻ đẹp của những con người trong cái đói vẫn tràn đầy tình yêu thương và hướng tới những thứ tích cực.
Xem thêm:
Bài phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt chi tiết, hay nhất
Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung
- Suy nghĩ về nhân vật Tràng.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ được nét tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói nhưng vẫn toát lên bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.
Copyright © 2021 HOCTAP247