Với tác phầm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, .com xin gửi đến các bạn bài tóm tắt Vợ nhặt đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua 4 cách tóm tắt dưới đây nhé!
Bài tóm tắt số 1
Trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, anh cu Tràng là một người xấu xí, thô kệch, lại còn là dân xóm ngụ cư. Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà rách rưới. Hằng ngày, Tràng đi kéo xe bò thuê. Một hôm, khi kéo xe thóc Liên Đoàn lên tỉnh, Tràng đã gặp thị. Nhờ một câu hò vu vơ lúc mệt nhọc, thị đã chạy tới kéo xe giúp Tràng. Đến lần gặp mặt thứ hai, thị trông xanh xao và tiều tụy đi nhiều vì cái đói. Tràng đã mời thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc dù Tràng cũng không có đủ tiền ăn. Thị theo Tràng về nhà và gặp mẹ Tràng. Thị cùng mẹ dọn dẹp sân vườn, bữa cơm đón nàng dâu của bà cụ Tứ và anh cu Tràng là một nồi cháo cám mà cả ba gọi khéo là chè khoán. Cuối truyện là hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng, như là mở ra một cánh cửa mới cho tương lai sau này của các nhân vật.
Bài tóm tắt số 2
Người chết như ngả dạ, người sống dật dờ như những bóng ma trong cái nạn đói khủng khiếp năm 1945. Anh cu Tràng - nhân vật chính của truyện hiện lên với hình ảnh "xấu xí thô kệch", lại ế vợ và là người dân trong xóm ngụ cư. Tràng gặp thị - một người đàn bà đỏng đánh, kém duyên. Nhờ lòng thương người, Tràng đãi thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc. Thị theo Tràng về nhà làm vợ, gặp bà cụ Tứ - mẹ của Tràng. Bà cụ Tứ tuy rất ngạc nhiên khi Tràng dắt vợ về nhưng bà cũng thấu hiểu và thấy thương cho người con gái ấy. Khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi, trở thành một người biết chăm lo cho gia đình chứ không còn đỏng đảnh như trước kia. Anh cu Tràng cũng thay đổi, anh thấy lo cho tương lai sau này và có những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn nồi cháo cám rất vui vẻ, còn gọi đùa rằng đó là chè khoán. Trong lúc trò chuyện, thị có nhắc tới chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
Xem thêm Soạn bài Vợ nhặt
Bài tóm tắt số 3
Trong một buổi chiều tà xơ xác với cái đói, Tràng dắt người vợ nhặt về. Bọn trẻ con thấy thế lớn tiếng trêu "chông vợ hài". Thị e thẹn đi theo sau Tràng, từ một người đàn bà kém duyên, đanh đá, nay thị đã biết e thẹn, ngại ngùng khi đi theo Tràng về làm vợ. Thị theo Tràng về nhà chỉ sau hai lần gặp gỡ, hoàn cảnh của truyện thật éo le cho thấy cái đói đã khiến số phận con người trở nên rẻ rúm hơn bao giờ hết. Khi theo Tràng về nhà, Thị gặp bà cụ Tứ và cùng mẹ dọn dẹp, quét tước sân vườn. Chính nhờ tình yêu thương con người trong lúc khó khăn của hai mẹ con Tràng đã cưu mạng Thị, khiến cho thị vừa được yêu thương, vừa có một mái ấm hạnh phúc.
Bài tóm tắt số 4
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân trích trong tập Con chó xấu xí. Chuyện kể về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi nạn đói hoành hành của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Tràng được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi bà là bà cụ Tứ lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của bà cưới vợ mà bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt. Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ kể toàn những chuyện vui, bà hy vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng, “nồi chè khoán” do chính tay bà nấu tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phới cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn hy vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước.
Thông qua bài tóm tắt Vợ nhặt bằng 4 cách khác nhau, hi vọng các bạn học sinh có thể dựa vào đây để phân tích tác phẩm này được hay nhất. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247