Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt của Kim Lân để giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm. Từ đó thấy và hiểu được Kim Lân muốn khẳng định sự tù túng, đói quay đói quắt dù ở hoàn cảnh khó khăn nào thì những người nông dân vẫn cứ khao khát vươn lên cái chết để vui và hi vọng thông qua tác phẩm.
Phân tích tình huống truyện vợ nhặt
Tình huống truyện là những sự kiện, hoàn cảnh của câu chuyện. Tình huống này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, những sự éo le, bất thường hay là những nghịch lý trong cuộc sống của nhân vật, của tác phẩm truyện. Tình huống truyện mang những đặc trưng giúp người viết có thể tạo nên nhiều hoàn cảnh, tình tiết hấp dẫn cho nhân vật.
Từ đó, thể hiện được nhân vật thông qua tư tưởng, tâm lý, hành động của họ. Tác phẩm có nhiều sự kiện nhưng không phải sự kiện nào cũng có tình huống truyện. Tình huống càng lạ càng mới mẻ bao nhiêu thì truyện càng hay và hấp dẫn bấy nhiêu.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ nhặt
Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, để tạo ra được nhiều tình huống độc đáo và mới lạ nhằm làm bật nổi vấn đề và bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của các tác phẩm là một điều có ý nghĩa rất quan trọng. Một truyện ngắn đặc sắc chính là được tổ chức xung quanh một tình huống, Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm tiêu biểu.
“Vợ nhặt” đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Đó là tình huống của nhân vật Tràng - một anh chàng nhà nghèo xấu xí, đã vậy còn là dân ngụ cư, nhưng giữa lúc đói khát thì lại lấy được vợ. Đó là một điều lạ và éo le. Lạ vì:
Người như Tràng mà lấy được vợ chỉ bằng vài câu bông đùa và vài lần gặp gỡ. Ở cái thời buổi đói khát này, người như Tràng nuôi thân, nuôi mẹ già chưa xong mà còn dám lấy vợ, dám đèo bồng. Những điều tưởng như không thể ấy, lại trở thành hiện thực. Bởi nếu không phải nạn đói, không vì cái nghèo thì ai mà thèm lấy Tràng. Ở bên trong “vợ nhặt”, có cần gì đến sính lễ cưới gì đâu. Nạn đói thế nào rồi cũng sẽ qua, lúc đó há chăng Tràng có lấy được vợ?
Việc Tràng lấy vợ làm cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, cả bà cụ Tứ - mẹ Tràng và ngay cả chính bản thân cậu cũng vậy. Như vậy, với tình huống này câu chuyện có thể triển khai và phát triển dễ dàng hơn với các cảnh và các chi tiết rất hấp dẫn. Đó là, cảnh cả xóm ngụ cư xì xào, bàn tán khi thấy cu cậu Tràng dẫn vợ về nhà.
Phân tích tình huống truyện vợ nhặt
Khi bà cụ Tứ gặp người “con dâu nhặt” về thì bà từ trong sự sững sờ này đến sự ngạc nhiên khác,.. Truyện có vợ bất ngờ đến mức khiến Tràng không thể nào tin nổi rằng trong tối dẫn vợ về báo cho mẹ thì ngay vào sáng hôm sau đã thành vợ thành chồng: “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Với tình huống trên, ta nghĩ đây là chuyện nên vui hay nên buồn, nên mừng hay đáng lo?
Tình huống này thêm một lần nữa thúc đẩy câu chuyện tiếp tục phát triển. Qua đó, nhà văn có thể khắc họa nên tâm trạng nhân vật phong phú và những tính cách của nhân vật rõ nét hơn. Trong tình huống éo le này, ta thấy được sự xáo trộn về cảm xúc: buồn tủi, vui mừng, lo sợ trong tâm trạng của tất cả mọi người: những người trong xóm ngụ cư đều mừng cho anh ta và cũng lo cho anh ta. Bà cụ Tứ mừng cho con nhưng vừa thương vừa tủi, vừa lo cho con. Chính Tràng cũng vừa vui vừa “chợn”: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Tình huống này dẫn đến cái hạnh phúc thật mong manh và tội nghiệp của đôi vợ chồng son cùng bà mẹ nghèo khổ. Hạnh phúc của hai vợ chồng và bà cụ Tứ diễn ra trong không khí vô cùng ảm đạm đầy rẫy sự chết chóc với những tiếng khóc “giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”. Hạnh phúc của những người đó đã diễn ra trong bản giao hưởng của tiếng khóc thê thảm ấy.
Tình huống tiếp theo đó là bữa ăn đầu tiên khi con dâu mới về thật là tội nghiệp: không sơn hào hải vị, chỉ có ăn cháo cám. Cặm cụi ăn mà không dám nhìn nhau… Tình huống này đã giúp Kim Lân thể hiện rất thực và cũng rất nhân đạo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt
Bài văn mẫu phân tích nhân vật Tràng chi tiết, hay nhất
Tình huống trong “Vợ nhặt” rất độc đáo và hấp dẫn. Nó là cả bầu trời sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Những tình huống này không chỉ tạo điều kiện giúp cho truyện ngắn được triển khai và phát triển một cách dễ dàng và tốt đẹp, mà còn góp phần làm bộc lộ lên chủ đề truyện. Đó chính là niềm khát khao có được tổ ấm gia đình và sự ấm no đủ đầy giữa những mảnh đời nghèo khổ ngay cả trong trận đói khủng khiếp nhất.
Trên đây là bài phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân chi tiết nhất. Hy vọng với phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm từ đó đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Copyright © 2021 HOCTAP247