Tình mẫu tử trong các tác phẩm văn học luôn là chủ để mà các nhà văn tập trung khai thác nhiều góc cạnh. Sự hy sinh và cao thượng của những người phụ nữ ấy được thể hiện rõ nét qua Bà cụ Tứ trongVợ Nhặt và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa. So sánh bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài để hiểu sâu sắc hơn về tình mẫu tử này.
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, dẫn dắt vào nội dung cần so sánh.
So sánh bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài
Bà cụ Tứ
- Khi thấy Tràng dẫn không một cô vợ về nhà, bà cụ Tứ chỉ biết “ lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính mình vì nghèo mà không lấy nổi vợ cho con”.
=> Vừa mừng vì cuối cùng con trai cũng có vợ, vừa tủi vì không có quá nghèo, không có đủ tiền lẫn tư cách chọn cho con trai một người vợ đàng hoàng.
- Đồng cảm với Thị :” Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình.” => Bà biết Thị lấy Tràng trước mắt là vì miếng ăn, nơi ở. Nhưng bà không ngăn cản mà còn an ủi :” Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.
=> Bà thật sự không vui vì con trai kết hôn kiểu “vợ nhặt”, không cưới hỏi đàng hoàng, nhưng bà cũng không tỏ vẻ khó chịu và ngăn cản vì thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình mình lẫn người vợ nhặt kia.
Xem thêm:
Soạn hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết, đủ ý
Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
Người đàn bà hàng chài
- Cũng vì yêu thương con mà người đàn bà ấy đã phải chịu đựng đòn roi, nhẫn nhục những khi chồng bạo hành, chửi bới, nhưng chị vẫn không bỏ chồng vì sợ đàn con không có một gia đình đầy đủ và cũng không thể nuôi nấng chúng tốt nếu chỉ có mình chị.
- Lúc ở Tòa án chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và nêu lý do chính vì sao chị quyết không bỏ chồng :”Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.
=> Vì thương con chị có thể hy sinh hạnh phúc của bản thân, chịu đựng những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần để con có một cuộc sống sung túc, một gia đình đầy đủ.
So sánh tình mẫu tử của bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài
Bà cụ Tứ
- Tình mẫu tử của bà cụ Tứ là sự đồng cảm, bao dung, lạc quan. Bà biết con mình không thể lấy nổi một người vợ đàng hoàng. Thế nhưng bà vẫn hy vọng cả nhà sẽ sống hạnh phúc, bà truyền vợ chồng con trai động lực sống với câu động viên “không ai khó ba đời”.
- Tình cảm bà cụ Tứ dành cho Thị không chỉ là sự cảm thông giữa mẹ chồng nàng dâu, mà còn là tình thương giữa người với người.
Xem thêm:
Văn mẫu phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết, hay nhất
Phân tích tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt chi tiết, hay nhất
Người đàn bà hàng chài
- Tình mẫu tử của người đàn bà hàng chài là sự cam chịu, nhẫn nhục, chịu đựng trong đau khổ. Chị đã phải cầu xin chồng đưa chị lên bờ đánh vì không muốn các con chứng cảnh đau lòng.
- Khi thằng Phác lao vào cứu mẹ để đánh bố, chị đã ngăn cản, “mếu máo” gọi con, chị “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”,để tiếp tục hứng chịu đòn roi của người chồng.
- Thấy thằng Phác cương quyết giằng co với bố, chị “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”, cho thấy sự đau đớn của người mẹ khi thấy con mình bị tổn thương về tinh thần.
- Tóm tắt nội dung phân tích, nêu cảm nghĩ bản thân.
Hy vọng dàn ý so sánh về bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài sẽ giúp bạn đọc có thêm cảm hứng và kiến thức để học tốt hơn môn Ngữ Văn 12.
Copyright © 2021 HOCTAP247