Ý nghĩa tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm nổi tiếng trong chương trình học lớp 12. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm mời các bạn cùng tham khảo bài viết nêu cảm nhận tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu!
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Minh Châu
- Giới thiệu chung về tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Trích dẫn tình huống truyện.
2. Thân bài
- Phân tích tình huống truyện:
+ Phân tích nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với một qunag cảnh vô cùng gần gũi đó chính là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài.
+ Sự gặp mặt của nhiếp ảnh Phùng và nhân vật người đàn bà làng chài.
+ Những đanh giá khách quan của Phùng qua cái nhìn về con thuyền và người phụ nữ anh mới gặp.
- Nêu nhận xét tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa: Tình huống truyện thể hiện những suy nghĩ và những đánh giá đầy sâu lắng của nhiếp ảnh gia tên Phùng về hình ảnh chiếc thuyền và người đàn bà làng chài dù chỉ mới là cái nhìn thoáng qua.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận cá nhân về tính huống truyện đó: Qua tình huống câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn sâu sắc và nhân hậu của mình về cuộc đời.
- Ý nghĩa và bài học rút ra
Xem ngay:
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là một trong những cây bút tiên phong của văn học VN thời kì đổi mới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” mà nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là hình ảnh người đàn bà hàng chài – một người phụ nữ cam chịu, vị tha, giàu đức hi sinh, có tấm lòng bao dung và rất am hiểu về cuộc sống.Tình huống truyện của tác phẩm thể hiện điều cốt lõi mà tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm.
Tình huống truyện dưới ngòi bút của tác giả hiện lên là một nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với một qunag cảnh vô cùng gần gũi đó chính là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Sau nhiều ngày “phục kích” cũng như theo dõi, nhân vật Phùng lần đầu tiên mới được “một cảnh “đắt” trời cho”. Một bức tranh về một khung cảnh cổ xưa của con tà bắt đầu được hiện lên trong sự sáng tạo và tưởng tượng của tác giả.
Nhân vật Phùng đi ghé qua và vô tình bắt gặp ánh mắt của mình vào người đàn bà làng chài. Người nhiếp ảnh vội chụp lấy một bức ảnh. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với ánh mắt tần tảo, đôi vai gầy đã gánh chịu nhiều gió sương. Dưới chiếc thuyền nhỏ cũ kỹ đã khiến người nhiếp ảnh suy nghĩ về số phận của những người đàn bà làng chài nói chung hiện lên sự khó khăn trong đôi mắt họ nhưng không vì thế họ bỏ cuộc.
Sau chuyến gặp gỡ đó hé lên trong anh nhiều suy nghĩ. Hình ảnh con thuyền cứ mãi trôi dạt về xa và dần dần lặng bóng. Giữa biển khơi thăm thẳm vẫn chiếc thuyền đó, vẫn con người đó nhưng tại sao con người leaji hiện lên một cách hùng dũng như vậy. Cũng như những con người làng chài khác họ cũng có những cuộc sống riêng, những nỗi lo riêng sống cạnh biển khơi tự khắc học phải vận động thân mình để lo lắng cho những người thân yêu của họ. Chính hình ảnh đó đã khiến Phùng cảm thấy bồi hồi và lóe trong mình rất nhiều suy tư.
Qua tình huống câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn sâu sắc và nhân hậu của mình về cuộc đời. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người lao động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Số phận phẩm chất của người phụ nữ hàng chài này là số phận và phẩm chất của những người phụ nữ vùng biển nói riêng và phụ nữ VN nói chung. Đồng thời, qua đó tác giả đã khẳng định nghệ thuật chân chính phải luôn gắn liền với cuộc đời vì cuộc đời cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện đa chiều và góp một tiếng nói cảnh báo về tình trạng bạo lực gia đình và lí giải nguyên nhân của tình trạng ấy.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ tóm tắt tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!
Copyright © 2021 HOCTAP247