Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu Dàn ý so sánh cụ Tứ và người đàn bà hàng chài có phân tích: Văn 12

Dàn ý so sánh cụ Tứ và người đàn bà hàng chài có phân tích: Văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý so sánh cụ Tứ và người đàn bà hàng chài đầy đủ

      Nhân vật cụ Tứ trong Vợ nhặt và nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa tuy là hai hình tượng khác nhau những vẫn mang một số nét tương đồng đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Cùng So sánh cụ Tứ và người đàn bà hàng chài để hiểu rõ hơn về tình mẫu tử của cụ Tứ và người đàn bà hàng chài  đồng thời tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm.

 So sánh nhân vật cụ Tứ và người đàn bà hàng chài- CungHocVui

So sánh nhân vật cụ Tứ và người đàn bà hàng chài

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm

-      Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn bắc bộ, nhà văn được cho là “một nhà văn viết ít nhưng ngày càng được khâm phục nhiều”. “Vợ nhặt” được xem là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, trích từ tác phẩm “Con chó xấu xí” (1962)

-      Nguyễn Minh Châu là nhà tiên phong cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau năm 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm nổi bật nhất của ông ở giai đoạn này.

Xem thêm:

Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong chiếc thuyền ngoài xa

Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong chiếc thuyền ngoài xa

Thân bài so sánh nhân vật bà cụ tứ và nhân vật người đàn bà hàng chài

Giải thích sự giống và khác nhau của hai nhân vật:

  • Cả hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài đều yêu thương con mình bằng sự thấu hiểu lẽ đời. 

  • Tuy nhiên, tình yêu của hai nhân vật lại có phần khác nhau: Bà cụ Tứ yêu thương con là dành cho con sự vị tha, bao dung, hướng tới những điều lạc quan. Người đàn bà hàng chài yêu con là dành cho con sự chịu đựng, hy sinh và có phần nhẫn nhục. Đó là những nét riêng trong tình mẫu tử của hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài.

Chứng minh cho hai tình mẫu tử riêng biệt của hai người:

-     Điểm tương đồng: Cả hai người mẹ đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời.

 

 Nhân vật bà cụ Tứ - Vợ nhặt (Kim Lân)- CungHocVui

So sánh bà cụ tứ và người đàn bà hàng chài

     + Đối với bà cụ Tứ:

  • Khi biết có một người phụ nữ theo không con mình về nhà làm vợ, bà cụ Tứ “lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc”, vừa xót xa cho số kiếp con, vừa tủi thân, tủi phận cho chính bản thân mình vì cái nghèo mà không lấy nổi vợ cho con.

  • Đồng cảm với người con dâu nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con “…Mà con mình mới có được vợ”, vun vén cho hạnh phúc của hai con “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…

     + Đối với người đàn bà hàng chài:

  • Tình yêu thương bằng sự thấu hiểu lẽ đời đã khiến chị phải nhẫn nhục và cố chịu đựng sự ngược đãi tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người chồng khỏe mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con”

  • Khi đối đáp với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị nói “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

Xem thêm:

Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung

Giá trị nhân đạo trong vợ nhặt

-      Sự khác biệt giữa hai nhân vật

     + Tình thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, hướng tới những điều lạc quan.

  • Thấu hiểu việc cưới vợ vượt quyền cha mẹ của con trai

  • Cảm thông và trân trọng người vợ nhặt.

  • Suy nghĩ, hành động, lời nói luôn tích cực, hướng về tương lai trong những ngày đói.

  • Bà truyền cho hai con niềm hy vọng “không ai khó ba đời”

  • Hành động dọn dẹp, quét tước nhà cửa.

  • Có ý định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, làm bữa cơm mừng con dâu mới với “chè khoán”…

So sánh bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài- CungHocVui

So sánh nhân vật bà cụ tứ và người đàn bà hàng chài 

     + Tình thương con của người đàn bà hàng chài là sự hy sinh, chịu đựng, nhẫn nhục.

  • Người đàn bà hàng chài chịu đựng, xin chồng đánh mình trên bờ khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình đau lòng.

  • Chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã nửa năm nay vì  lo lắng thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó.

  • Khi bị chồng đánh đập đau đớn chị chỉ lặng lẽ chịu đựng như một người câm. Đến khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con. “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”, “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Chị đau nỗi đau của người mẹ khi không bảo vệ nổi cho tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển trong tâm hồn của con trong môi trường tăm tối, bạo lực…

Xem thêm:

Phân tích người đàn bà hàng chài chi tiết, đủ ý

Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt

Kết bài so sánh bà cụ Tứ và nhân vật người đàn bà hàng chài

-     Chỉ ra những khác biệt trong tình yêu thương con của hai nhân vật. Từ đó giúp người đọc nhận ra được những nét khắc họa tính cách độc đáo của mỗi hình tượng, những khám phá riêng trong cách thể hiện của hai nhà văn trong hai giai đoạn văn học khác nhau.

-     Sự đồng điệu trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn và những thông điệp, tình cảm mà họ gửi gắm.

     Trên đây là dàn ý so sánh cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Họ có nhiều điểm giống nhau nhưng lại không hề bị pha trộn hay nhầm lẫn, mà sự giống và khác nhau đã làm nổi bật nên sự hy sinh và đức tính của họ.

Copyright © 2021 HOCTAP247