Đề bài: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Chiếc thuyền ngoài xa – một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm cho thấy sự đổi mới trong nội dung sáng tác của ông. Không còn đi vào những anh hùng đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn mà thay vào đó là cuộc sống của những còn người bình thường, đi sâu vào thế sự đời tư. Nhân vật người đàn bà hàng chài là nhân vật đặc sắc, gửi gắm những quan niệm nhân sinh của tác giả.
Hình ảnh người đàn bà hàng chài trên bờ biển được giới thiệu chạc bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt và trên khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi, tái ngắt. Chị mặc một tấm áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng những nước. Dù bị đánh đập dã man song chị không hề phản ứng, không một tiếng kêu, không một sự trống trả. Chị cam chịu, nhẫn nhục đến mức người đọc phải bất bình. Ngày từ đầu tác phẩm tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về một người đàn bà xấu xí, quê kệch cuộc sống lam lũ, vất vả và tính cách cam chịu đến khó hiểu. Bề ngoài không một chút phản ứng khi bị chồng đánh, nhưng chị lại ngồi thụp xuống, khóc và van xin thằng Phác khi nó giằng lấy chiếc thắt lưng từ tay người cha. Với chi tiết nhỏ này tác giả đã cho thấy người đàn bà này không hề đơn giản là người lạc hậu, quê kệch mà còn là người có nội tâm mâu thuẫn, phức tạp.
Nếu hình ảnh người đàn bà trên biển quê kệch cam chịu thì khi đến tòa án lại là một người phụ nữ khác hẳn. người đàn bà đến tòa án với dáng vẻ lung túng, sợ sệt, tất cả hành động đều toát lên sự quê kệch, sợ hãi. Bước vào phòng, người đàn bà tìm vào góc phòng để ngồi, phải đến lần thứ hai sau lời mời của Đẩu, người đàn bà mới dám rón rén ngồi vào mép ghế, cố gắng thu mình lại. Ngôn ngữ của người đàn bà hết sức ngập ngừng, lúng túng, điều đó càng tô đậm hơn sự e dè, sợ hãi ở chị.
Sự ngập ngừng kia chỉ là vẻ bề ngoài, sau khi lấy lại được bình tĩnh, hiểu được bản chất người đối thoại với mình, người đàn bà đã có sự thay đổi nhanh chóng, ngày càng tỏ ra sắc sảo. Trước hết là sự thay đổi về ngôn ngữ, Nếu như ban đầu xưng “con” tỏ thái độ tôn kính, nhúng nhường, thì sau đó đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”, khi nghe Đẩu nói: “chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận” khiến người đàn bà hiểu ra rằng, những kẻ đại diện cho pháp luật kia cũng chỉ là những kẻ hời hợi, nắm được cái vỏ mà không nắm được bản chất bên trong. Bởi vậy, sự sợ hãi, lũng túng đã mất, người đàn bà lấy lại bình tĩnh, trong cách xưng hô đã đặt mình ngang ngang với một vị chánh án và một nhân chứng. Sự thay đổi ấy cho thấy, người đàn bà có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, là người phụ nữ chủ động, sắc sảo.
Không chỉ thay đổi về ngôn ngữ mà còn có sự đổi ngôi kì lạ: người đàn bà hàng chài vốn đến để nghe giáo huấn, thì nay bà trở thành người phân tích, giảng giải; còn Phùng và Đẩu vốn là người đại diện cho pháp luật lại trở thành những kẻ ngây ngô, hời hợt trước lí lẽ sắc sảo của người phụ nữ kia. Bằng sự chủ động, kiên quyết lại cũng rất mềm mỏng người đàn bà đã đưa ra một loạt lí lẽ để Đẩu và Phùng hiểu vì sao bà không thể bỏ chồng. Trước hết là do, bà là người phụ nữ xấu xí, cơ hội có gia đình và có con là điều không tưởng, bởi vậy, khi có người đàn ông chấp nhận lấy và sinh con cùng bà, đó là hạnh phúc quý giá người đàn bà không thể đánh mất. Không chỉ vậy, bà còn ý thức được lỗi ở chính mình, khi đẻ quá nhiều khiến cuộc sống càng cơ cực, chật vật hơn. Và sau khi phân tích hoàn cảnh riêng, người đàn bà phân tích hoàn cảnh chung: Thực tế cuộc sống không ổn định như trên đất liền mà phải đối mặt với phong ba bão táp, biển động, sóng lớn, bởi vậy rất cần có một người đàn ông chèo chống cho gia đình. Nhưng lí do quan trọng nhất chính là tình yêu thương bao la bà dành cho những đứa con. Bà chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận để chồng đánh đập tàn nhẫn cốt để đàn con gần chục đứa của bà được sống, được ăn no mà không bị chết đói. Nói đến đó “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến cảnh đàn con được ăn no”. Nguyễn Minh Châu đã làm toát lên vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, đức hi sinh và tình mẫu tử thiêng liêng trong tâm hồn của người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí, quê mùa. Đồng thời bà cũng có cái nhìn bao dung với chồng, dù đó là kẻ vũ phu, sẵn sàng lôi bà ra để đánh đập mỗi khi hắn thấy khổ quá. Bà vẫn bào chữa cho chồng bằng cách nhắc lại quá khứ khi chồng bà còn là người nông dân hiền lành, chất phác. Bà thấu hiểu thói vũ phu này không phải là bản chất mà là sản phẩm của khó khăn, cơ cực dồn lên vai người đàn ông.
Vượt qua những lí do cụ thể của hoàn cảnh cá nhân, lí luận của người đàn bà đã đạt đến độ khái quát, triết lí. Bà ý thức rất rõ cái nghèo, cái khổ, lạc hậu trong cuộc sống của mình nhưng không từ bỏ nó bởi cuộc sống này tồn tại rất nhiều nghịch lí, không phải điều gì ta cũng có thể thay đổi, đôi khi người phải học cách chấp nhận và sống chung với nó.
Bằng một loạt các lí lẽ từ cụ thể đến khái quát, từ gắn với số phận riêng, hoàn cảnh riêng đến những lí do chung cho số phận người dân miềm biển người đàn bà thuyết phục hoàn toàn Phùng và Đẩu để cho đi từ ngạc nhiên đến lặng lẽ thở dài chấn nhận và đồng tình. Người đàn bà đã cho tháy ẩn đằng sau khuôn mặt xấu xí, thô kệch, sự lam lũ, ít học là một tâm hồn sâu sắc, giàu tình yêu thương, là vốn sống là sự trải nghiệm sắc sảo, bà đã khiến cho cả Phùng và Đẩu buộc phải nhận thức lại về con người và cuộc đời.
Bằng ngòi bút chân thực, sắc sảo Nguyễn Minh Châu đã lách sâu để khám phá những góc khuất, góc tối trong tầm hồn còn người. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.
Copyright © 2021 HOCTAP247