-Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, mất năm 1989, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
-Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn
-Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
-Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sáng tạp chí Văn nghệ Quân đội
-Nguyễn Minh Châu đưuọc coi là một trong số những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
-Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
-Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa cháy từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết, 1985), Trang giấy trước đèn (tập tiểu luận phê bình, 1994), Người đàn bà trên chiếc thuyền tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),…
-Đặc điểm sáng tác:
+Trước năm 1975: viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, mang thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, mang tính triết lí sâu sắc; ngôn ngữ đời thường, bình dị, gần gũi
1.Hoàn cảnh ra đời
-Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên
-Tác phẩm là một trong số những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đên cuối thế kỉ XX
2.Tóm tắt tác phẩm
Để có thể xuất bản được một bộ lịch về thuyền và biển, nhận lời của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đi tới một vùng biển đã từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã chụp được một cảnh “đắt” trời cho – cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
3.Bố cục (3 phần)
-Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
-Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài
-Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
4.Giá trị nội dung
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đòi đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
5.Giá trị nghệ thuật
-Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
-Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc
-Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc
I.Mở bài
-Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu (tiểu sử, các sáng tác chính, phong cách nghệ thuật…)
-Giới thiệu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II.Thân bài
1.Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
a)Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho
-Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+Nhận xét đó là “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
+Bối rối, trong tim như có cái gì đó thắt vào
+Nhận ra rằng bản thân cái đẹp là đạo đức bởi nó có khả năng gột rửa tâm hồn
→Một người nghệ sĩ rất tinh tế, nhạy bén, có khả năng rung động trước cái đẹp
b)Bức tranh cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo, tàn nhẫn
-Cảnh gã đàn ông đánh đập vợ
-Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+Kinh ngạc đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn
+Chết lặng người
→Phùng như không tin vào mắt mình bởi trước khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp lung linh thì giờ đây trước mặt ông lại là cảnh tượng vũ phu, tàn nhẫn
c)Mối quan hệ giữa hai bức tranh
-Hai cảnh tượng này hoàn toàn đối lập, trái ngược nhau, đó là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái đạo đức với cái phi đạo đức, giữa cái thanh cao, trong trẻo với cái tàn nhẫn, thô bạo
-Thông điệp của tác giả Nguyễn Minh Châu: cuộc đời không abo giờ đơn giản, xuôi chiều mà rất đa đoan, đa sự, luôn chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lí.
2.Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
-Lí do xuất hiện: chánh án Đẩu mời đến để giải quyể việc gia đình
-Tình huống truyện: dù thường xuyên chịu những trận đòn, bị đánh đập nhưng người đàn bà hàng chài chấp nhận đánh đổi mọi thứ để không phải bỏ chồng
-Nguyên nhân người đàn bà hàng chài không chịu bỏ chồng:
+Người đàn ông là trụ cột của gia đình
+Nuôi những đứa con
+Có lúc vợ chồng sống hòa thuận lắm
-Sự thay đổi trong thái độ, lời nói, cách xưng hô của người đàn bà hàng chài:
+Xưng hô: con – quý tòa sang chị - các chú
+Thái độ từ sợ sệt, van xin sang cách nói đầy sắc sảo
→Người đàn bà không cam chịu một cách vô lí mà ngược lại, bà rất am hiểu sự đời, suy nghĩ sắc sảo, thấu tình đạt lí và giàu đức hi sinh, bà không thể chỉ sống cho mình mà còn vì cả những đứa con
-Người đàn bà kể về chồng của mình:
+Một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ
+Cuộc sống nghèo khổ, ngày càng túng quẫn, người đàn bà đẻ nhiều, thuyền chật nên chồng bà mới trở nên độc dữ như vậy
→Trong suy nghĩ của bà, sự độc dữ của chồng bà chỉ là sản phẩm của sự nghèo đói, lam lũ
-Sự khác nhau trong cách nhìn người chồng vũ phu của Phùng, Đẩu, thằng Phán và người đàn bà:
+Phùng, Đẩu, thằng Phán: chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài
+Người đàn bà: ngoài vẻ bề ngoài bà còn nhận ra bản chất bên trong và nguyên nhân dẫn tới sự độc ác, hung dữ của chồng bà
⇒Thông qua câu chuyện về người đàn bà ở tòa án huyện, tác giả Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiến diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau
3.Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
-Khi nhìn vào tấm ảnh đen trắng ấy, Phùng thấy:
+Cái màu hồng hồng của sương mai
+Hình ảnh người đàn bà bước ra từ trong đó
-Ý nghĩa biểu tượng:
+Màu hồng hồng của sương mai; vẻ ẹp bay bổng, lãng mạn
+Hình ảnh người đàn bà: hiện thực cuộc đời
→Nghệ thuật và cuộc đời có mối quan hệ gắn bó maạt thiết với nhau, nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống
III.Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Loạt bài Soạn văn lớp 12 siêu ngắn | Tác giả - Tác phẩm Văn lớp 12 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12.
Copyright © 2021 HOCTAP247