Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 436 Bài trắc nghiệm Điện xoay chiều hay nhất có giải chi tiết !!

436 Bài trắc nghiệm Điện xoay chiều hay nhất có giải chi tiết !!

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện áp biến đổi điều hòa theo thời gian gọi điện áp xoay chiều

B. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

C. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

D. Đối với dòng điện xoay chiều, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn
trong một chu kì bằng 0

Câu 4 : Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Lựa chọn phương án đúng:

A. Đối với mạch chỉ có điện trở thuần thì i=UR.

B. Đối với mạch chỉ có tụ điện thì i=u/ZC.

C. Đối với mạch chỉ có cuộn cảm thì i=u/ZL 

D. Đối với đoạn mạch nối tiếp u/i = không đổi

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện?

A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không

B. Điện áp giữa hai bản tụ điện trễ pha π2 so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch.

C. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không

D. Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ.

Câu 8 : Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần

A. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.

B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

C. luôn lệch pha π2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

D. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn thuần cảm?

A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều (kể cả dòng điện một chiều có cường độ thay đổi hay dòng điện không đổi).

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện

C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều.

D. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều.

Câu 10 : Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos2πft (U0 không đổi, f thay đổi được) vàohai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn

B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha π2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.

D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn

Câu 11 : Đặt điện áp u=U0cosωt+φ vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Biết ω2LC=1. Điều nào sau đây không đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch lớn nhất

B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là U02/2R 

C. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu đoạn mạch lớn nhất

D. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch bằng điện áp tức thời hai đầu điện trở R.

Câu 12 : Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải

A. Tăng điện dung của tụ điện

B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây

C. Giảm điện trở của mạch

D. Giảm tần số dòng điện xoay chiều

Câu 14 : Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi:

A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.

B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp

C. Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp.

D. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp

Câu 15 : Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Chọn câu đúng

A. Điện áp tức thời hai đầu L và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.

B. Điện áp tức thời hai đầu C và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.

C. Điện áp tức thời hai đầu mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.

D. Điện áp tức thời hai đầu R và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.

Câu 18 : Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC. Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải:

A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C

B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C

C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L

D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L

Câu 19 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R.

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào.

C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử.

D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 20 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch

A. Chỉ phụ thuộc vào giá trị điện trở thuần R của đoạn mạch

B. Luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần

C. Không phụ thuộc gì vào L và C

D. Không thay đổi nếu ta mắc thêm vào đoạn mạch một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm

Câu 21 : Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là Ucd, UC, U. Biết Ucd=UC2 và U=UC. Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?

A. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch vuông pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. Do UL>UC nên ZL>ZC và trong mạch không thể thực hiện được cộng hưởng.

Câu 22 : Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần trễ pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 24 : Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch RLC nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do

A. Một phần điện năng tiêu thụ trong tụ điện.

B. Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng

C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện biến đổi lệch pha đối với nhau.

D. Một phần điện năng tiêu thụ trong cuộn cảm

Câu 25 : Chọn câu trả lời sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất cosφ?

A. Hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch càng lớn

B. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch càng lớn

C. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất

D. Công suất của các thiết bị điện thường phải có cosφ0,85 

Câu 26 : Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC  mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Nếu R2=ZL.ZC thì

A. Công suất của mạch sẽ giảm nếu thay đổi dung kháng ZC.

B. Điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với dòng điện trong mạch

C. Điện áp trên đoạn mạch RL sớm pha hơn điện áp trên đoạn mạch RC là π2.

D. Điện áp trên đoạn mạch RL sớm pha hơn dòng điện trong mạch là π4.

Câu 30 : Đặt hiệu điện thế u=U0sinωt (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất

B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R

C. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch

Câu 31 : Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

A. Điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện

C. Điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 32 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Khi tần số dòng điện trong mạch lớn hơn giá trị 1/2πLC

A. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ điện

C. Dòng điện chạy trong đoạn mạch chậm pha so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn

Câu 33 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u=U0sinωt. Kí hiệu UR,UL,UC tương ứng là hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C. Nếu UR=UL/2=UC thì dòng điện qua đoạn mạch

A. Trễ pha π2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

B. Trễ pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

C. Sớm pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

D. Sớm pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

Câu 34 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh (cuộn dây thuần cảm). Hiệu điện thế giữa hai đầu

A. Đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch

B. Cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện

C. Cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện

D. Tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch

Câu 35 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0<φ<0,5π) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó

A. Gồm điện trở thuần và tụ điện

B. Chỉ có cuộn cảm

C. Gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện

D. Gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).

Câu 37 : Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, tụ điện nối tiếp với cuộn dây, điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần R và giữa hai đầu cuộn dây có các biểu thức lần lượt là uR=U0Rcosωt(V) và ud=U0dcos(ωt+π/2)(V). Kết luận nào sau đây là sai?

A. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây ngược pha với điện áp giữa hai bản của tụ điện.

B. Cuộn dây có điện trở thuần

C. Cuộn dây là thuần cảm

D. Công suất tiêu thụ trên mạch khác 0

Câu 39 : Đặt điện áp u=U0cos(ωt+φ) (với U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại. Khi đó

A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần

C. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1

D. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,5

Câu 41 : Một mạch RLC mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ C. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều thì mạch điện có tính cảm kháng. Điều chỉnh R đến khi công suất tiêu thụ mạch cực đại. Khi đó

A. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với dòng điện qua mạch

B. Điện áp ở hai đầu tụ điện trễ pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch

C. Điện áp ở hai đầu điện trở cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch

D. Điện áp ở hai đầu cuộn cảm lệch pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch.

Câu 43 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy 4π2f2LC=1. Khi thay đổi R thì

A. Hệ số công suất trên mạch thay đổi

B. Độ lệch pha giữa u và uR thay đổi

C. Công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở thay đổi

Câu 44 : Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R3. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó

A. Điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. Trong mạch có cộng hưởng điện

D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 46 : Mạch điện xoay chiều không phân nhánh theo đúng thứ tự gồm điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì điện áp hai đầu mạch

A. Lệch pha π2 với điện áp trên đoạn LC

B. Lệch pha π2 với điện áp trên L.

C. Lệch pha π2 với điện áp trên C.    

D. Lệch pha π2 với điện áp trên đoạn RC.

Câu 47 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi

A. Thay đổi độ tự cảm L để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại

B. Thay đổi điện dung C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại

C. Thay đổi R để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt cực đại

D. Thay đổi tần số f để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần đạt cực đại.

Câu 48 : Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm điện dung tụ điện một lượng rất nhỏ thì

A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi

B. điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm

Câu 51 : Chọn câu sai. Cho đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C

A. Thay đổi C thấy tồn tại hai giá trị C1,C2 điện áp hiệu dụng trên C có cùng giá trị. Giá trị của C để điện áp trên tụ đạt giá trị cực đại là C = C1+C22

B. Thay đổi L thấy tồn tại hai giá trị L1,L2 mạch có cùng công suất. Giá trị của L để mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng (hoặc công suất, dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại) là: L = 12L1+L2.

C. Thay đổi ω sao cho khi ω = ω1 hoặc ω = ω2 thì điện áp hiệu dụng trên L có cùng giá trị. Công suất trong mạch đạt giá trị cực đại khi ω = ω1ω2 

D. Thay đổi R thấy khi R = R1 hoặc R = R2 thì mạch tiêu thụ công suất bằng nhau. Mạch tiêu thụ công suất cực đại khi R = R1R2 

Câu 53 : Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm tần số một lượng rất nhỏ thì:

A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi.

B. Điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm.

Câu 54 : Trong đoạn mạch RLC nối tiếp và điều chỉnh tần số điện áp để mạch xảy ra cộng hưởng điện. Nếu sau đó tiếp tục thay đổi tần số của điện áp và giữ nguyên các thông số khác của mạch. Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng

B. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm

D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm

Câu 55 : Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ tăng tần số một lượng rất nhỏ thì

A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi

B. Điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm

Câu 60 : Phát biểu nào sau đây đúng đối với máy phát điện xoay chiều một pha?

A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc vào số cặp cực của nam châm

B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào số vòng dây của phần ứng

C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng

D. Nếu phần cảm là nam châm điện thì nam châm đó được nuôi bởi dòng điện xoay chiều.

Câu 61 : Máy biến áp là thiết bị

A. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều

B. Có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

C. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều

Câu 62 : Một đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi, điện trở thuần R=3ZcZClà dung kháng của tụ). Chỉ thay đổi L cho đến khi điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại thì

A. Hệ số công suất lớn nhất và bằng 1

B. Điện áp 2 đầu đoạn mạch chậm pha π3 so với cường độ dòng điện

C. Điện áp 2 đầu đoạn mạch sớm pha π3 so với cường độ dòng điện.

D. Hiện tượng cộng hưởng điện, điện áp cùng pha với cường độ dòng điện

Câu 63 : Câu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện xoay chiều?

A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện

B. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một chu kì của dòng điện bằng 0.

C. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một khoảng thời gian bất kì đều bằng 0.

D. Công suất tỏa nhiệt tức thời trên một đoạn mạch có giá trị cực đại bằng công suất tỏa nhiệt trung bình nhân với 2.

Câu 64 : Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz. Muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π2, người ta phảiA. Mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.

A. Mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.

B. Mắc thêm vào mạch một cuộn cảm thuần nối tiếp với điện trở

C. Thay điện trở nói trên bằng một tụ điện

D. Thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm thuần

Câu 67 : Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có cộng hưởng điện thì kết luận nào sau đây SAI?

A. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện

B. Cường độ hiệu dụng trong mạch cực đại

C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch lớn hơn điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở R

D. Điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R.

Câu 68 : Đối với một đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, biết rằng điện trở thuần R  0, cảm kháng ZL  0, dung kháng ZC  0, phát biểu nào sau đây đúng? Tổng trở của đoạn mạch

A. Luôn bằng tổng Z=R+ZL+ZC

B. Không thể nhỏ hơn cảm kháng ZL

C. Không thể nhỏ hơn dung kháng ZC

D. Không thể nhỏ hơn điện trở thuần R

Câu 71 : Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trường hợp nào sau đây điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở?

A. Thay đổi C để B. Thay đổi L để 

B. Thay đổi L để  ULmax

C. Thay đổi f để UCmax

D. Thay đổi R để URmax

Câu 72 : Phát biểu nào sau đây đúng với máy phát điện xoay chiều?

A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở cuộn dây của phần ứng, không thể xuất hiện ở cuộn dây của phần cảm

B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

C. Biên độ của suất điện động cảm ứng tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

Câu 73 : Phát biểu nào sau đây đúng đối với cuộn cảm?

A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản
trở dòng điện một chiều.

B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện qua nó có thể
đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng

C. Cảm kháng của một cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay
chiều

D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ thuận với tần số dòng điện

Câu 74 : Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha của dòng điện so với điện áp
giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

C. Đặc tính của mạch điện và tần số dòng xoay chiều

D. Cách chọn gốc thời gian để tính pha ban đầu.

Câu 75 : Phát biểu nào sau đây đúng với máy phát điện xoay chiều?

A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở cuộn dây của phần ứng, không thể xuất hiện ở
cuộn dây của phần cảm

B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng

C. Biên độ của suất điện động cảm ứng tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

Câu 77 : Chọn câu đúng khi nói về dòng điện xoay chiều?

A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

B. Giá trị trung bình của cường độ dòng điện trong một chu kì bằng 0

C. Điện lượng chuyển qua tiết diện trắng của dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua trong một khoảng thời gian bất kì đều bằng 0.

D. Công suất tỏa nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa

Câu 78 : Trong một đoạn mạch có các phân tử R, L, C mắc nối tiếp. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cường độ hiệu dụng qua các phần tử R, L, C luôn bằng nhau, nhưng cường độ tức thời chưa chắc đã bằng nhau.

B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch luôn bằng tổng hiệu điện thế hiệu dụng trên từng phần tử.

C. Hiệu điện thế tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch luôn bằng tổng hiệu điện thế tức thời trên từng phần tử.

D. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế tức thời luôn khác pha nhau.

Câu 79 : Trong mạch điện xoay chiều, số chỉ của vôn kế cho biết giá trị nào của hiệu điện thế? Một vôn kế mắc vào hai đầu tụ điện trong đoạn mạch xoay chiều, chỉ số của vôn kế là U. Khi đó thực sự tụ điện phải chịu một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu?

A. Vôn kế cho biết giá trị tức thời. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U2

B. Vôn kế cho biết giá trị hiệu dụng. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U2

C. Vôn kế cho biết giá trị hiệu dụng. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U2

D. Vôn kế cho biết giá trị biên độ. Hiệu điện thế tối đa mà tụ điện phải chịu là U

Câu 80 : Cường độ dòng điện luôn luôn trễ pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch

A. Có L và C mắc nối tiếp

B. Chỉ có tụ C.

C. Có R và C mắc nối tiếp.

D. Có R và L mắc nối tiếp.

Câu 82 : Một mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L, điện trở thuần R và một tụ điện C có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều xác định u=U0cosωt (với U0 và ω không đổi). Kết
luận nào sau đây là sai về hiện tượng thu được khi thay đổi C?

A. Đến giá trị mà hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện đạt giá trị cực đại thì mạch điện có tính dung kháng.

B. Giá trị cực đại của hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ C đạt được nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế trên hai đầu mạch điện.

C. Khi xảy ra cộng hưởng thì hiệu điện thế trên tụ điện sẽ vuông pha so với hiệu điện thế trên hai đầu mạch điện.

D. Với giá trị của C làm cho công suất tiêu thụ trên cuộn dây đạt cực đại thì dòng điện trong mạch sẽ cùng pha so với hiệu điện thế trên hai đầu mạch điện.

Câu 83 : Mạch điện xoay chiều không phân nhánh theo đúng thứ tự gồm tụ điện C, điện trở R và cuộn cảm thuần L. Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt giá trị cực đại thì điện áp hai đầu mạch

A. Vuông pha với điện áp trên đoạn RL

B. Vuông pha với điện áp trên L.

C. Vuông pha với điện áp trên C

D. Vuông pha với điện áp trên đoạn RC

Câu 84 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, khi xảy ra cộng hưởng thì phát biểu nào sai?

A. Điện áp tức thời trên đoạn mạch bằng điện áp tức thời trên điện trở

B. Tổng điện áp tức thời trên tụ điện và trên cuộn cảm bằng 0

C. Tổng điện áp hiệu dụng trên tụ điện và trên cuộn cảm bằng 0

D. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch bằng điện áp hiệu dụng trên điện trở.

Câu 85 : Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp. Mạch đang có tính cảm kháng, nếu chỉ tăng tần số của nguồn điện thì

A. Công suất tiêu thụ của mạch giảm

B. Có thể xảy ra hiện tượng cộng hưởng

C. Công suất tiêu thụ của mạch tăng

D. Ban đầu công suất của mạch tăng, sau đó giảm.

Câu 86 : Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha π4 với cường độ dòng điện. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Tổng trở của mạch bằng 2 lần điện trở R của mạch

B. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng 0

C. Cảm kháng bằng 2  lần dung kháng

D. Tổng trở của mạch bằng 2 lần điện trở R của mạch

Câu 87 : Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là sai?

A. Roto của động cơ quay với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay

B. Hai bộ phận chính của động cơ là roto và stato

C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay

D. Véctơ cảm ứng từ của từ trường quay trong động cơ luôn thay đổi về cả hướng và trị số.

Câu 88 : Mạch xoay chiều RLC có điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch không đổi. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi

A. Thay đổi R để điện áp hiệu dụng trên điện trở R cực đại

B. Thay đổi tần số f để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại

C. Thay đổi điện dung C để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại

D. Thay đổi độ tự cảm L để điện áp hiệu dụng trên điện trở R đạt cực đại

Câu 89 : Chọn phát biểu đúng?

A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo ra từ trường quay

B. Roto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay

C. Vecto cảm ứng từ của từ trường quay luôn thay đổi về cả hướng lẫn trị số

D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và vào momen cản

Câu 90 : Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt thực tế người ta tiến hành làm như thế nào?

A. Đặt ở đầu của nhà máy điện máy tăng thế và ở nơi tiêu thụ máy hạ thế.

B. Đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế và đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế hoặc tăng thế tuỳ vào nhu cầu từng địa phương

C. Chỉ cần đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế, điện trên đường dây được sử dụng trực tiếp mà không cần máy biến thế

D. Đặt ở đầu của nhà máy điện máy tăng thế và đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế hoặc tăng thế tuỳ vào nhu cầu từng địa phương

Câu 91 : Trong máy phát điện

A. Phần cảm là bộ phận đứng yên, phần ứng là bộ phận chuyển động

B. Phần cảm là bộ phận chuyển động, phần ứng là bộ phận đứng yên

C. Cả phần cảm và phần ứng có thể cùng đứng yên, hoặc cùng chuyển động, nhưng bộ góp điện thì nhất định phải chuyển động

D. Tuỳ thuộc cấu tạo của máy, phần cảm cũng như phần ứng có thể là bộ phận đứng yên hoặc là bộ phận chuyển động.

Câu 92 : Một nhà máy công nghiệp dùng điện năng để chạy các động cơ. Hệ số công suất của nhà máy do Nhà nước quy định phải lớn hơn 0,85 nhằm mục đích chính là để A. nhà máy sản xuất nhiều dụng cụ

A. Nhà máy sản xuất nhiều dụng cụ

B. Động cơ chạy bền hơn

C. Nhà máy sử dụng nhiều điện năng

D. Bớt hao phí điện năng trên đường dây dẫn điện đến nhà máy

Câu 93 : Để giảm công suất hao phí trên một đường dây tải điện xuống bốn lần mà không thay đổi công suất truyền đi, ta cần áp dụng biện pháp nào nêu sau đây?

A. Tăng điện áp giữa hai đầu dây tại trạm phát điện lên bốn lần

B. Tăng điện áp giữa hai đầu dây tại trạm phát điện lên hai lần

C. Giảm đường kính tiết diện dây đi bốn lần

D. Giảm điện trở đường dây đi hai lần

Câu 94 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều ba pha

A. Máy phát điện xoay chiều ba pha biến điện năng thành cơ năng và ngược lại

B. Máy phát điện xoay chiều ba pha hoạt động nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra ba dòng điện một pha cùng biên độ, cùng tần số và cùng pha

D. Máy phát điện xoay chiều ba pha hoạt động nhờ việc sử dụng từ trường quay

Câu 95 : Để giảm bớt hao phí do toả nhiệt trên đường dây khi cần tải điện đi xa. Trong thực tế, có thể dùng biện pháp

A. Giảm hiệu điện thế máy phát điện n lần để giảm cường độ dòng điện trên dây n lần, giảm công suất toả nhiệt xuống n2 lần

B. Tăng hiệu điện thế ở nơi sản xuất điện lên n lần để giảm cường độ dòng điện trên đường dây n lần.

C. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn đường kính lớn

D. Xây dựng nhà máy gần nơi tiêu thụ điện để giảm chiều dài đường dây truyền tải điện

Câu 96 : Cơ sở hoạt động của máy biến thế là gì?

A. Cảm ứng điện từ

B. Cộng hưởng điện từ

C. Hiện tượng từ trễ

D. Cảm ứng từ

Câu 97 : Gọi N1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp, N2 là số vòng dây của cuộn thứ cấp của một máy biến áp. Biết N1>N2, máy biến áp có tác dụng

A. Tăng cường dòng điện, giảm điện áp

B. Giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.

C. Tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp

C. Tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp

Câu 98 : Chọn phát biểu đúng? Một trong những ưu điểm của máy biến thế trong sử dụng là

A. Không bức xạ sóng điện từ

B. Không tiêu thụ điện năng

C. Có thể tạo ra các hiệu điện thế theo yêu cầu sử dụng

D. Không có sự hao phí nhiệt do dòng điện Phucô

Câu 99 : Trong động cơ không đồng bộ ba pha, từ trường quay với tốc độ góc

A. Nhỏ hơn tần số góc của dòng điện.

B. Biến đổi điều hòa theo thời gian

C. Bằng tần số góc của dòng điện

D. Lớn hơn tần số góc của dòng điện

Câu 100 : Chọn câu sai khi nói về động cơ không đồng bộ 3 pha

A. Từ trường tổng hợp quay với tốc độ luôn nhỏ hơn tần số góc của dòng điện.

B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.

C. Stato có 3 cuộn dây giống nhau quấn trên 3 lõi sắt bố trí lệch nhau 1/3 đường tròn.

D. Từ trường quay được tạo ra bởi dòng điện xoay chiều 3 pha

Câu 101 : Một dòng điện xoay chiều mà biểu thức dòng điện tức thời i=8sin(100πt+π/3)(A), kết luận nào sai?

A. Cường độ dòng hiệu dụng bằng 8 A

B. Tần số dòng điện bằng 50 Hz.

C. Biên độ dòng điện bằng 8 A

D. Chu kì của dòng điện bằng 0,02 s

Câu 103 : Một mạch điện RLC được mắc với nguồn điện xoay chiều. Dao động điện trong mạch là

A. Dao động tự do

B. Dao động riêng

C. Dao động cưỡng bức

D. Dao động tắt dần

Câu 105 : Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

A. Được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

B. Chỉ được đo bằng các ampe kế xoay chiều.

C. Bằng giá trung bình chia cho 2 

D. Bằng giá trị cực đại chia cho 2

Câu 109 : Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos2πft ( U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn

B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.

D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.

Câu 110 : Phát biểu nào sau đây đúng đối với cuộn cảm?

A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều

B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện qua nó có thể đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng

C. Cảm kháng của một cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều

D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ thuận với tần số dòng điện

Câu 111 : Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần giống nhau ở chỗ

A. Đều biến thiên trễ pha π2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch

B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng

D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng

Câu 112 : Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Lựa chọn 2 phương án đúng:

A. Đối với mạch chỉ có điện trở thuần thì i=u/R 

B. Đối với mạch chỉ có tụ điện thì i=u/Zc

C. Đối với mạch chỉ có cuộn cảm thì i=u/ZI

D. Đối với mạch RLC nối tiếp có ZL=Zc ⇒ i=u/R

Câu 113 : Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Giá trị cực đại tương ứng của chúng là I0 và U0. Lựa chọn phương án SAI. Đối với mạch

A. Chỉ có điện trở thuần thì u2/U02+i2/I02=1

B. Chỉ có tụ điện thì u2/U02+i2/I02=1

C. Chỉ có cuộn dây thuần cảm thì u2/U02+i2/I02=1

D. Điện trở nối tiếp với tụ điện thì u2/U02+i2/I021

Câu 124 : Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A. i=U0ωLcosωt+π2

B. i=U0ωL2cosωt+π2

C. i=U0ωLcosωt-π2

D. i=U0ωL2cosωt-π2

Câu 130 : Đặt điện áp u=U0cosωt (V) vào hai đầu tụ điện C thì cường độ dòng điện chạy qua C là:

A. i=ωCU0cosωt

B. i=ωCU0cos(ωt+π/2)

C. i=ωCU0cos(ωt-π/2)

D. i=ωCU0cos(ωt+π/4)

Câu 131 : Đặt điện áp u=U0cosωt (V) vào hai đầu cuộn dây thuần cảm L thì cường độ dòng điện chạy qua L là:

A. i=U0/(ωL)cosωt

B. i=U0/(ωL)cos(ωt+π/2)

C. i=U0/(ωL)cos(ωt-π/2)

D. i=U0/(ωL)cos(ωt+π)

Câu 133 : Vào cùng một thời điểm nào đó, hai dòng điện xoay chiều i1=I0cosωt+φ1i2=I0cosωt+φ2 đều có cùng giá trị tức thời là 0,5I02 nhưng một dòng điện đang giảm, còn một dòng điện đang tăng. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Hai dòng điện dao động cùng pha.

B. Hai dòng điện dao động ngược pha

C. Hai dòng điện dao động lệch pha nhau góc 1200

D. Hai dòng điện dao động vuông pha (lệch pha nhau góc 900).

Câu 134 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0<φ <0,5π ) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó

A. Gồm điện trở thuần và tụ điện

B. Chỉ có cuộn cảm

C. Gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện

D. Gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).

Câu 135 : Khi có cộng hưởng điện trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh thì

A. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch cùng pha với điện áp tức thời đặt vào hai đầu đoạn mạch

B. Điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện

C. Điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm

D. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt giá trị nhỏ nhất

Câu 140 : Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng các cách nêu sau đây, cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?

A. Tăng điện dung của tụ điện

B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây

C. Giảm điện trở thuần của đoạn mạch

D. Giảm tần số dòng điệnD. Giảm tần số dòng điện

Câu 141 : Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha π4 so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với đoạn mạch này?

A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng

B. Tổng trở của đoạn mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.

C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch.

D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π4 so với điện áp giữa hai bản tụ điện

Câu 142 : Trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh. Nếu tăng tần số dòng điện thì

A. Dung kháng giảm

B. Độ lệch pha của điện áp so với dòng điện tăng

C. Cường độ hiệu dụng giảm

D. Cảm kháng giảm

Câu 143 : Chọn phát biểu đúng

A. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian là dòng điện xoay chiều

B. Cường độ dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch xoay chiều luôn lệch pha nhau

C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện

D. Cường độ hiệu dụng của dòng xoay chiều bằng một nửa giá trị cực đại của nó

Câu 144 : Chọn câu sai trong các câu sau: Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu thay đổi tần số của điện áp đặt vào hai đầu mạch thì:

A. Điện áp hiệu dụng trên L tăng

B. Công suất trung bình trên mạch giảm

C. Cường độ hiệu dụng qua mạch giảm        

D. Hệ số công suất của mạch giảm

Câu 146 : Mạch xoay chiều RLC có hiệu điện thể hiệu dụng ở 2 đầu đoạn mạch không đổi. Hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra khi thay đổi

A. Tần số f để điện áp trên tụ đạt cực đại

B. Điện trở R để điện áp trên tụ đạt cực đại.

C. Điện dung C để điện áp trên R đạt cực đại

D. Độ tự cảm L để điện áp trên cuộn cảm đạt cực đại.

Câu 147 : Nếu mạch điện xoay chiều có đủ 3 phần tử: điện trở R, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL tụ điện có dung kháng ZC mắc nối thì tổng trở của đoạn mạch

A. Không thể nhỏ hơn điện trở thuần R

B. không thể nhỏ hơn cảm kháng ZL

C. Luôn bằng tổng Z=R+ZL+ZC

D. Không thể nhỏ hơn dung kháng ZC

Câu 151 : Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

C. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần trễ pha π4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 152 : Mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm: điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C nối tiếp. Chỉ thay đổi tần số góc ω để LCω2=2 . Chọn phương án đúng

A. Khi giảm ω thì công suất tiêu thụ trên mạch luôn giảm

B. Tần số góc ω bằng 2  lần tần số góc riêng của mạch.

C. Để mạch có cộng hưởng ta phải tăng ω.

D. Dòng điện qua mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch

Câu 153 : Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có cộng hưởng điện thì kết luận nào sau đây SAI?

A. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện

B. Cường độ hiệu dụng trong mạch cực đại

C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch lớn hơn điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện
trở R.

D. Điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R.

Câu 154 : Đặt điện áp u=U0cosωt có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi ω<(LC)-0,5 thì

A. Điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch

C. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

D. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Câu 155 : Cần ghép một tụ điện nối tiếp với các phần tử khác theo cách nào dưới đây, để được đoạn mạch xoay chiều mà cường độ dòng điện qua nó trễ pha π4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch? Biết tụ điện trong đoạn mạch này có dung kháng 20 Ω

A. Một cuộn cảm thuần có cảm kháng bằng 20 Ω

B. Một điện trở thuần có độ lớn bằng 20 Ω.

C. Một điện trở thuần có độ lớn bằng 40 Ω và một cuộn cảm thuần có cảm kháng bằng
20 Ω.

D. Một điện trở thuần có độ lớn bằng 20 Ω và một cuộn cảm thuần có cảm kháng bằng
40 Ω

Câu 156 : Một tụ điện có dung kháng 30 (Ω). Chọn cách ghép tụ điện này nối tiếp với các linh kiện khác dưới đây để được một đoạn mạch mà dòng điện qua mạch trễ pha so với điện áp ở hai đầu mạch một lượng π4

A. Một cuộn thuần cảm có cảm kháng bằng 60 (Ω)

B. Một điện trở thuần 15 (Ω) và một cuộn thuần cảm có cảm kháng 15 (Ω)

C. Một điện trở thuần 30 (Ω) và một cuộn cảm thuần có cảm kháng 60 (Ω)

D. Một điện trở thuần có độ lớn 30 (Ω)

Câu 157 : Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải:

A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C

B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C

C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L

D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L

Câu 160 : Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, Trường hợp nào sau đây điện áp hai đầu mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở?

A. Thay đổi C để URmax 

B. Thay đổi L để ULmax.

C. Thay đổi f để UCmax

D. Thay đổi R để URmax

Câu 161 : Trong mạch điện RLC, hiệu điện thế hai đầu mạch và hai đầu tụ điện có  dạng u=U0cos(ωt+π/3) (V) và uC=UOCcos(ωt-π/2) (V) thì có thể nói:

A. Mạch có tính cảm kháng nên u nhanh pha hơn i

B. Mạch có tính dung kháng nên u chậm pha hơn i.

C. Mạch có cộng hưởng điện nên u đồng pha với i.

D. Không thể kết luận được về độ pha của u và i.

Câu 165 : Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch RLC nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do

A. Một phần điện năng tiêu thụ trong tụ điện

B. Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng

C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện biến đổi lệch pha đối với nhau

D. Có hiện tượng cộng hưởng điện trên đoạn mạch.

Câu 166 : Hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều bằng 0 (cosϕ = 0) trong trường hợp nào sau đây?

A. Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần

B. Đoạn mạch có điện trở bằng 0

C. Đoạn mạch không có tụ điện

D. Đoạn mạch không có cuộn cảm

Câu 167 : Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, tụ điện nối tiếp với cuộn dây, điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần R và giữa hai đầu cuộn dây có các biểu thức lần lượt là uR=U0Rcosωt (V) và ud=U0dcos(ωt+π/2) (V). Kết luận nào sau đây là SAI?

A. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây ngược pha với điện áp giữa hai bản cực của tụ điện.

B. Cuộn dây có điện trở thuần

C. Cuộn dây là thuần cảm

D. Công suất tiêu thụ trên mạch khác 0

Câu 170 : Trong đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Thay đổi tần số của dòng điện một lượng rất nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận sau đây sai?

A. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng

B. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm

C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm

D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm

Câu 173 : Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp tần số f, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, biến trở R và tụ điện có điện dung C sao cho4π2f2LC=1. Nếu chỉ thay đổi R thì

A. Hệ số công suất trên mạch thay đổi.        

B. Độ lêch pha giữa u và i thay đổi.

C. Công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi.    

D. Điện áp hai đầu biến trở thay đổi

Câu 175 : Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Khi điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn dòng điện tức thời trong mạch một góc nhỏ hơn π2. Nếu ta chỉ tăng L thì kết luận nào sau đây sai?

A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

B. Cường độ hiệu dụng trong mạch giảm.

C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ giảm.

D. Công suất trên đoạn mạch tăng.

Câu 176 : Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Khi điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn dòng điện tức thời trong mạch một góc nhỏ hơn π2. Nếu ta chỉ tăng L thì kết luận nào sau đây sai?

A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

B. Cường độ hiệu dụng trong mạch giảm.

C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ giảm.

D. Công suất trên đoạn mạch tăng.

Câu 177 : Câu nào dưới đây không đúng?

A. Công thức tính hệ số công suất cosφ = R/Z áp dụng cho mọi loại mạch điện (với R, Z là tổng điện trở thuần và tổng trở toàn mạch).

B. Không thể căn cứ vào hệ số công suất để xác định độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

C. Cuộn cảm có hệ số công suất khác không

D. Hệ số công suất phụ thuộc vào hiệu điện thế xoay chiều ở hai đầu mạch

Câu 179 : Khi nói về hệ số công suất cosφ của đoạn mạch điện xoay chiều, phát biểu nào sau đây sai?

A. Với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì cosφ = 0

B. Với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì cosφ = 0

C. Với đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì cosφ = 1

D. Với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì 0<cosφ < 1

Câu 180 : Đặt điện áp u=U0cos(2πt/T) (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng chu kì T còn các đại lượng khác được giữ nguyên thì điều nào sau đây không đúng?

A. Công suất tiêu thụ của mạch có thể tăng hoặc giảm

B. Dung kháng của mạch tăng

C. Cảm kháng của mạch giảm

D. Tổng trở của mạch giảm

Câu 181 : Câu nào sau đây là đúng. Máy phát điện xoay chiều 1 pha

A. Biến đổi điện năng thành cơ năng

B. Biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ và ngược lại

C. Biến đổi cơ năng thành điện năng

D. Được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện...

Câu 182 : Trong máy phát điện xoay chiều 1 pha có phần cảm quay:

A. Rôto là nam châm

B. Rôto là khung dây

C. Stato là nam châm

D. Cần có bộ góp.

Câu 183 : Trong máy phát điện xoay chiều 1 pha có phần ứng quay:

A. Rôto là nam châm

B. Rôto là khung dây

C. Stato là phần ứng

D. Không có bộ góp

Câu 185 : Các cuộn dây của phần cảm và phần ứng đều được quấn trên các lõi thép silic để:

A. Tránh dòng điện Phuco

B. Tăng cường từ thông qua các cuộn dây

C. Dễ chế tạo

D. Giảm từ thông qua các cuộn dây

Câu 186 : Máy phát điện xoay chiều 1 pha, để tốc độ quay của rôto giảm 4 lần (tần số dòng điện phát ra không đổi) thì phải:

A. Tăng số cặp cực lên 4 lần.

B. Giảm số cuộn dây 4 lần và tăng số cặp cực 4 lần

C. Tăng số cuộn dây, số cặp cực lên 4 lần

D. Giảm số cặp cực 4 lần và tăng số cuộn dây 4 lần

Câu 187 : Phần ứng của máy phát điện xoay chiều một pha là phần

A. Đưa điện ra mạch ngoài

B. Tạo ra từ trường

C. Tạo ra dòng điện

D. Gồm 2 vành khuyên và 2 chổi quét

Câu 188 : Phát biểu nào sau đây đúng đối với máy phát điện xoay chiều một pha?

A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc vào số cặp cực của nam châm

B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào số vòng dây của phần ứng.

C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

Câu 189 : Máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là phần ứng và máy phát điện xoay chiều ba pha giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Đều có phần ứng quay, phần cảm cố định

B. . Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài

C. Đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

D. Trong mỗi vòng quay của rôto, suất điện động của máy đều biến thiên tuần hoàn hai lần.

Câu 190 : Chọn phát biểu đúng

A. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra

B. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của rôto

C. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng số vòng quay trong một giây của rôto.

D. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo được từ trường quay

Câu 191 : Chọn phát biểu đúng. Trong hệ thống truyền tải điện ba pha đi xa bằng cách mắc hình sao

A. Cường độ dòng điện trên mỗi dây luôn lệch pha 2π/3 đối với điện áp giữa mỗi cuộn
dây.

B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trên dây trung hòa bằng tổng các cường độ hiệu dụng của các dòng điện trên ba dây pha cộng lại.

C. Điện năng hao phí không phụ thuộc vào các thiết bị điện ở nơi tiêu thụ

D. Công suất điện hao phí phụ thuộc vào các thiết bị điện ở nơi tiêu thụ

Câu 192 : Chọn phương án sai khi nói về cấu tạo máy dao điện ba pha.

A. Rôto thông thường là nam châm điện

B. Stato gồm 3 cuộn dây giống nhau.

C. Không cần bộ góp

D. Vai trò của rôto và stato có thể thay đổi.

Câu 193 : Trong các nhà máy phát điện (thuỷ điện, điện hạt nhân…), máy phát điện là

A. Xoay chiều 1 pha

B. Xoay chiều 3 pha

C. Xoay chiều

D. Một chiều.

Câu 194 : Chọn phương án SAI khi nói về cấu tạo máy dao điện ba pha

A. Rôto thông thường là nam châm vĩnh cửu.

B. Stato gồm 3 cuộn dây giống nhau

C. Không cần bộ góp

D. Vai trò của Rôto, stato không thể thay đổi.

Câu 195 : Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha:

A. Rôto là nam châm

B. Rôto là cuộn dây

C. Stato là nam châm

D. Nhất thiết phải có bộ góp

Câu 196 : Rôto của máy phát điện xoay chiều ba pha thông thường là

A. Một nam châm điện

B. Rôto là cuộn dây

C. Stato là nam châm

D. Nhiều cuộn dây

Câu 197 : Khi máy phát 3 pha, mắc hình sao và tải lại mắc tam giác, thì điện áp hoạt động của tải phải:

A. Bằng điện áp của các pha

B. Nhỏ hơn điện áp các pha

C. Bằng 3 lần điện áp pha

D. Bằng 3 lần điện áp các pha

Câu 198 : Trong hệ thống truyền tải dòng điện ba pha đi xa theo cách mắc hình sao thì

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong dây trung hoà bằng tổng các cường độ hiệu dụng của các dòng điện trong ba dây pha

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa một dây pha và dây trung hoà

C. Dòng điện trong mỗi dây pha đều lệch pha 2π/3 so với điện áp giữa dây pha đó và dây trung hoà.

D. Cường độ dòng điện trong dây trung hoà luôn luôn bằng 0

Câu 199 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha?

A. Khi cường độ dòng điện trong một pha bằng không thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại khác không

B. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo được từ trường quay

C. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thông gồm ba dòng điện xoay chiều một pha, lệch pha nhau góc π/3 

D. Khi cường độ dòng điện trong một pha cực đại thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại cực tiểu

Câu 200 : Chọn các phát biểu SAI về máy phát điện xoay chiều một pha 

A. Máy phát điện xoay chiều một pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn thì rôto là các nam châm điện khi đó không cần có bộ góp

C. Nếu rôto của máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực quay với tần số góc n vòng/giây thì tần số dòng điện do máy phát ra sẽ bằng f = np

D. Các cuộn dây quấn trên lõi thép hoặc lõi kim loại bất kì gồm các lá mỏng ghép cách điện nhau

Câu 201 : Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng cả nguồn và tải đều theo hình tam giác. Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha

B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu một pha bằng điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha.

C. Công suất tiêu thụ trên mỗi pha đều bằng nhau

D. Công suất của ba pha bằng ba lần công suất mỗi pha.

Câu 203 : Chọn câu SAI khi nói về máy phát điện xoay chiều

A. Khi số cuộn dây và số cặp cực nam châm tăng lên bao nhiêu lần thì số vòng quay giảm bấy nhiêu lần

B. Máy phát điện xoay chiều ba pha không thể tạo ra dòng điện xoay chiều một pha.

C. Từ máy phát điện xoay chiều một pha có thể tao ra dòng điện một chiều

D. Có thể đưa dòng điện từ máy phát điện xoay chiều ra ngoài mà không cần bộ góp

Câu 204 : Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng

A. Xoay chiều cùng biên độ cùng tần số nhưng lệch pha nhau từng đôi một là 2π/3 

B. Điện được tạo ra bởi ba suất điện động biên độ cùng tần số nhưng lệch pha nhau từng đôi một là 2π/3

C. Xoay chiều cùng biên độ nhưng lệch pha nhau từng đôi một là 2π/3.

D. Điện được tạo ra bởi ba suất điện động cùng tần số nhưng lệch pha nhau từng đôi
một là 
2π/3

Câu 205 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều ba pha?

A. Suất điện động trong ba cuộn dây của phần ứng lệch pha nhau π/3

B. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

C. Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng từ trường biến thiên sinh ra điện trường

D. Phần cảm là stato còn phần ứng là rôto

Câu 206 : Phát biểu nào sau đây SAI đối với máy phát điện xoay chiều một pha?

A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc số vòng dây của phần ứng.

B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào tốc độ quay của rôto

C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng

D. Cơ năng cung cấp cho máy không được biến đổi hoàn toàn thành điện năng

Câu 207 : Hệ thức nào sau đây giữa các điện áp pha Up và điện áp dây Ud trong máy phát điện xoay chiều 3 pha là đúng?

A. Đối với trường hợp mắc hình tam giác thì UpUd

B. Đối với trường hợp mắc hình sao thì Up=3Ud.

C. Đối với trường hợp mắc hình sao thì Up = Ud

D. Đối với trường hợp mắc hình tam giác thì Up=3Ud

Câu 208 : Phát biểu nào sau đây đúng đối với máy phát điện xoay chiều một pha?

A. Biên độ của suất điện động phụ thuộc vào số cặp cực của nam châm

B. Tần số của suất điện động phụ thuộc vào số vòng dây của phần ứng

C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.

D. Nếu phần cảm là nam châm điện thì nam châm đó được nuôi bởi dòng điện xoay chiều

Câu 209 : Chọn phát biểu đúng

A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo được từ trường quay

B. Rôto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay

C. Từ trường quay trong động cơ không đồng bộ luôn thay đổi về cả hướng và trị số

D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và momen cản

Câu 210 : Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là SAI?

A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato

B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato

C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ chỉ dựa trên tương tác từ giữa nam châm và dòng
điện.

D. Có thể tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn

Câu 211 : Động cơ điện của tàu điện ngầm là

A. Động cơ không đồng bộ 1 pha

B. Động cơ không đồng bộ 3 pha

C. Động cơ một chiều

D. Động cơ không đồng bộ hoặc động cơ 1 chiều

Câu 212 : Không thể tạo ra từ trường quay bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Cho nam châm vĩnh cửu quay

B. Dùng dòng điện xoay chiều 1 pha

C. Dùng dòng điện xoay chiều 3 pha

D. Dùng dòng điện 1 chiều

Câu 213 : Từ trường quay được tạo bằng

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Dòng điện xoay chiều 1 pha

C. Dòng điện xoay chiều 3 pha

D. Dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha

Câu 214 : Chọn câu SAI khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha

A. Từ trường quay được tạo ra bởi dòng điện xoay chiều ba pha

B. Stato có ba cuộn dây giống nhau quấn trên ba lõi sắt bố trí lệch nhau 1/3 vòng tròn

C. Từ trường tổng hợp quay với tốc độ góc luôn nhỏ hơn tần số góc của dòng điện

D. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.

Câu 215 : Động cơ nào trong các thiết bị sau đây là động cơ không đồng bộ?

A. Xe điện

B. Môtơ của đầu đĩa VCD

C. Quạt điện gia đình

D. Tàu điện

Câu 217 : Điều nào sau đây là SAI khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha:

A. Rôto là hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép

B. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha

C. Động cơ không đồng bộ ba pha có hai bộ phận chính là stato và rôto

D. Stato gồm 3 cuộn dây giống nhau quấn trên lõi sắt đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn để tạo ra từ trường quay

Câu 218 : Chọn phát biểu SAI về ưu điểm của dòng điện xoay chiều :

A. Dòng điện xoay chiều dễ sản xuất hơn dòng điện một chiều, máy phát điện xoay chiều có cấu tạo đơn giản; có thể chế tạo các máy phát điện xoay chiều có công suất lớn

B. Dòng xoay chiều truyền tải điện năng đi xa với hao phí điện năng có thể chấp nhận được

C. Có thể biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều nhờ cái chỉnh lưu dễ dàng.

D. Dòng điện xoay chiều cung cấp cho máy phát điện xoay chiều có momen khởi động lớn và dễ thay đổi tốc độ quay

Câu 221 : Điều nào sau đây là sai? Động cơ không đồng bộ ba pha

A. Có thể hoạt động khi điện áp mạng điện thay đổi trong phạm vi cho phép

B. Nếu có công suất lớn thì sẽ có mômen khởi động lớn

C. Rất khó thay đổi tốc độ quay

D. Có thể thay đổi được chiều quay bằng cách hoán đổi hai pha cho nhau

Câu 222 : Trong động cơ điện không đồng bộ ba pha:

A. Rôto là phần cảm

B. Tần số quay của từ trường nhỏ hơn tần số của dòng điện

C. Stato là bộ phận tạo nên từ trường quay

D. Để tạo ra từ trường quay thì rôto phải quay

Câu 223 : Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. Giảm tiết diện dây.

B. Tăng chiều dài đường dây.

C. Giảm công suất truyền tải

D. Tăng điện áp trước khi truyền tải

Câu 224 : Một máy biến áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Điện trở của các cuộn dây và hao phí điện năng ở máy không đáng kể. Nếu tăng trị số của điện trở mắc với cuộn thứ cấp lên hai lần

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp giảm hai lần, trong cuộn sơ cấp không đổi

B. Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp đều tăng hai lần

C. Suất điện động cảm ứng trong cuộn thứ cấp tăng hai lần, trong cuộn sơ cấp không đổi

D. Công suất tiêu thụ điện ở mạch sơ cấp và thứ cấp đều giảm hai lần

Câu 225 : Chọn phát biểu sai. Trong quá trình tải điện năng đi xa, công suất hao phí tỉ lệ

A. Với thời gian truyền điện

B. Với chiều dài của đường dây tải điện

C. Nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện

D. Với bình phương công suất truyền đi

Câu 226 : Câu nào sai khi nói về máy biến áp?

A. Tần số của điện áp ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp bằng nhau

B. Nếu điện áp cuộn thứ tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua nó cũng tăng bấy nhiêu lần.

C. Tỉ số điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số số vòng dây ở hai cuộn đó

D. Họat động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 227 : Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất điện hao phí trên đường dây tải điện

A. Tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện

B. Tỉ lệ thuận với bình phương hệ số công suất của mạch điện

C. Tỉ lệ nghịch với bình phương diện tích tiết diện của dây tải điện

D. Tỉ lệ thuận với công suất điện truyền đi

Câu 228 : Khi cho dòng điện không đổi qua cuộn sơ cấp của máy biến áp thì trong mạch kín của cuộn thứ cấp

A. Có dòng điện xoay chiều chạy qua

B. Không có dòng điện chạy qua

C. Có dòng điện một chiều chạy qua

D. Có dòng điện không đổi chạy qua

Câu 229 : Trong quá trình truyền tải điện năng, nếu tăng điện áp truyền tải lên 5 lần thì:

A. Công suất truyền tải sẽ giảm đi 25%

B. Công suất hao phí trong quá trình truyền tải sẽ giảm đi 25%

C. Công suất truyền tải sẽ giảm đi 25 lần

D. Công suất hao phí trong quá trình truyền tải sẽ giảm đi 25 lần

Câu 230 : Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp

A. Luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

B. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

C. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

D. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp

Câu 231 : Máy biến áp là thiết bị

A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

B. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều

C. Có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều

D. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều

Câu 267 : Một động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động bình thường khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu mỗi cuộn dây là 220 V. Trong khi đó chỉ có 1 mạng điện xoay chiều 3 pha do 1 máy phát điện tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127 V. Để động cơ mắc bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây:

A. 3 cuộn dây mắc theo hình tam giác, 3 cuộn dây của động cơ mắc theo hình sao

B. 3 cuộn dây của máy phát mắc theo hình tam giác, 3 cuộn dây của động cơ mắc theo hình tam giác

C. 3 cuộn dây của máy phát mắc theo hình tam giác, 3 cuộn dây của động cơ mắc theo hình tam giác.

D. 3 cuộn dây của máy phát mắc theo hình sao, 3 cuộn dây của động cơ mắc theo hình tam giác

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247