Trắc nghiệm hóa 11 bài 7: Nitơ

Câu 1 : Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là

A. ${1}{s}^2{2}{s}^2{2}{p}^1$

B. ${1}{s}^2{2}{s}^2{2}{p}^5$

C. ${1}{s}^2{2}{s}^2{2}{p}^6{3}{s}^2{3}{p}^2$

D. ${1}{s}^2{2}{s}^2{2}{p}^3$

Câu 3 : Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ?

A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.

B. Nhiệt phân muối bạc nitrat.

C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

D. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm.

Câu 5 : Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do

A. trong phân tử N2có liên kết ba rất bền.

B. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.

C. nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi.

D. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ.

Câu 7 : Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.

C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.

D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng

Câu 8 : Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu

A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.

B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.

C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.

D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.

Câu 10 : Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2bằng cách

A. nhiệt phân NaNO2

B. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl

C. thủy phân Mg3N2

D. phân hủy khí NH3

Câu 11 : Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?

A. N2 + 3H2 → 2NH3

B. N2 + 6Li → 2Li3N

C. N2 + O2 → 2 NO

D.N2 + 3Mg → Mg3N2

Câu 12 : Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây:

A. Li, CuO và O2

B. Al, H2 và Mg

C. NaOH, H2 và Cl2

D. HI, O3 và Mg

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247