Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Hóa học Bài tập về Đồng đẳng, Đồng phân hóa học cực hay có lời giải !!

Bài tập về Đồng đẳng, Đồng phân hóa học cực hay có lời giải !!

Câu 1 : Công thức chung nào dưới đây biểu thị dãy đồng đẳng hiđrocacbon mạch hở có chứa một nối đôi và một nối ba trong phân tử?

A. CnH2n-8.           

B. CnH2n-4.            

C. CnH2n-6.            

D. CnH2n-2

Câu 2 : Công thức tổng quát của dẫn xuất điclo mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là

A. CnH2n-2Cl2.                 

B. CnH2n-4Cl2.                 

C. CnH2nCl2.          

D. CnH2n-6Cl2.

Câu 3 : Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở chứa a liên kết π là

A. CnH2n+2-2aBr2.  

B. CnH2n-2aBr2.               

C. CnH2n-2-2aBr2.   

D. CnH2n+2+2aBr2.

Câu 4 : Số liên kết xichma có trong một phân tử CnH2n+2 là:

A. 3n+2                         

B. 3n                    

C. 3n+1                

D. 2n+2

Câu 5 : Tổng số liên kết xích-ma có trong phân tử aren có công thức CnH2n-6

A. 3n - 7.              

B. 2n - 6.              

C. n - 1.                

D. 3n - 6.

Câu 6 : Số liên kết σ và liên kết п trong phân tử vinylaxetilen lần lượt là ?

A. 7 và 2               

B. 7 và 3               

C. 3 và 3               

D. 3 và 2

Câu 7 : Số lượng liên kết xích ma (σ) và liên kết pi (π) trong phân tử etilen (CH2=CH2) là

A. 1 liên kết π và 4 liên kết σ.       

B. 2 liên kết π và 4 liên kết σ.

C. 1 liên kết π và 5 liên kết σ.

D. 2 liên kết π và 5 liên kết σ.

Câu 8 : Số liên kết σ và π trong phân tử đivinyl CH2=CH-CH=CH2

A. 9 σ và 4 π.                 

B. 9 σ và 2 π.                 

C. 7 σ và 4 π.                 

D. 7 σ và 2 π.

Câu 9 : Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

A. 7                      

B. 6                      

C. 5                      

D. 4

Câu 11 : Mentol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử mentol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng

A. Mentol và menton đều có cấu tạo vòng.

B. Mentol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở.

C. Mentol và menton đều có cấu tạo mạch hở.

D. Mentol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng.

Câu 12 : Theo thuyết CTHH trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo

A. Đúng số oxi hoá và theo một thứ tự nhất định.

B. Đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.

C. Đúng số oxi hoá và không cần theo một thứ tự nhất định nào.

D. Đúng hoá trị và không cần theo một thứ tự nhất định nào.

Câu 13 : Số liên kết cộng hoá trị có trong hợp chất hữu cơ sau:

A. 4.                     

B. 5.                     

C. 13.                   

D. 14.

Câu 14 : Trong phân tử các hợp chất hữu cơ, nguyên tử C không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch C. Các dạng mạch C là

A. mạch không phân nhánh.

B. mạch phân nhánh và mạch vòng.

C. mạch vòng và mạch không phân nhánh.

D. mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh và mạch vòng

Câu 15 : Định nghĩa đồng đẳng nào sau đây là đúng?

A. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau.

B. Những chất đồng đẳng là những đơn chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau.

C. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau.

D. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học khác nhau.

Câu 16 : Khẳng định nào sau đây là đúng ? Xen phủ trục là

A. sự xen phủ xảy ra 2 bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết π.

B. sự xen phủ xảy ra trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết σ.

C. sự xen phủ xảy ra trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết π.

D. sự xen phủ xảy ra ở 2 bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết σ.

Câu 17 : Khẳng định nào sau đây là đúng ? Xen phủ bên là

A. sự xen phủ xảy ra 2 bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết σ.

B. sự xen phủ xảy ra trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết σ.

C. sự xen phủ xảy ra 2 bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết π.

D. sự xen phủ xảy ra ở trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết π.

Câu 18 : Cho các khẳng định đúng sau đây:

A. a.

B. b, a.

C. c, b.

D. a, b, c.

Câu 19 : Chọn định nghĩa đầy nhất về đồng đẳng:

A. Là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một nhóm -CH2.

B. Là hiện tượng các chất có thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2.

C. Là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau.

D. Là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2.

Câu 20 : Công thức chung của dãy đồng đẳng hiđrocacbon mạch hở có chứa 1 nối đôi và 1 nối ba trong phân tử là

A. CnH2n-2.            

B. CnH2n-4.            

C. CnH2n-6.            

D. CnH2n-8.

Câu 21 : Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành

A. Liên kết σ                  

B. Liên kết π                  

C. liên kết σ và π  

D. Hai liên kết σ

Câu 22 : Nhận định hai chất: CH4 và CH3 - CH2 - CH2 - CH3

A. Chúng là đồng đẳng của nhau.

B. Chúng là đồng phân của nhau.

C. Tất cả cùng đúng.

D. Tất cả cùng sai.

Câu 23 : Tìm câu trả lời sai. Trong hợp chất hữu cơ:

A. các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và trật tự nhất định.

B. cacbon có hai hóa trị là 2 và 4.

C. các nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành mạch C dạng thẳng, vòng và nhánh.

D. tính chất của các chất phụ thuọc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

Câu 24 : Tìm câu trả lời sai. Liên kết σ bền hơn liên kết π là do:

A. liên kết σ được hình thành do sự xen phủ trục của các obritan hóa trị.

B. liên kết π được hình thành do sự xen phủ bên của các obritan s.

C. liên kết π được hình thành do sự xen phủ bên của các obritan hóa trị p.

D. câu A, B, C đều sai.

Câu 25 : Các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2n+2.

A. CH4, C2H2, C3H8, C4H10, C6H12.

B. CH4, C3H8, C4H10, C5H12.

C. C4H10, C5H12, C6H12.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26 : Cho một hiđrocacbon mạch hở X có 5 liên kết xích ma và một liên kết pi .Công thức phân tử đúng của X là:

A. C2H2                          

B. C2H4                

C. C2H6                

D. C3H6

Câu 27 : Trong phân tử benzen có bao nhiêu liên kết π ?

A. 1.                     

B. 2.                     

C. 3.                     

D. 4.

Câu 28 : Một hợp chất có công thức phân tử là C4Hn mạch hở. Giá trị nào thích hợp của n là:

A. 2, 4, 6, 8, 10.   

B. 4, 6, 8, 10.                 

C. 5, 6, 8, 10.                 

D. 6, 8, 10.

Câu 29 : X là một hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử là C4H4O4. Hãy cho biết X có bao nhiêu liên kết π trong phân tử ?

A. 1.                     

B. 2.                     

C. 3.                     

D. 4.

Câu 30 : Một axit hữu cơ mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+2-2a-b(COOH)b. Hãy cho biết chất hữu cơ đó có bao nhiêu liên kết π ?

A. a.                     

B. b.                     

C. a + b                 

D. a + 2b

Câu 31 : X là một hợp chất có công thức phân tử là C4H7Clx. Hãy cho biết với giá trị nào của x, hợp chất trên tồn tại được:

A. x = 1 và x = 2  

B. x = 1 và x = 3  

C. x = 2 và x = 3. 

D. x = 1; x = 2 và x = 3.

Câu 32 : Cho các chất hữu cơ sau:

A. I, II, III             

B. I, IV, V            

C. (II, IV) và (III, V)                

D. cả A, B đều đúng

Câu 33 : Nếu đặt CnH2n+2-2k, k ≥ 0 là công thức phân tử tổng quát của hydrocarbon thì k ≥ 0 là:

A. Tổng số liên kết đôi.                     

B. Tổng số liên kết đôi và 1/2 tổng số liên kết 3

C. Tổng số liên kết π          

D. Tổng số liên kết π và vòng

Câu 34 : Chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen:

A. 1, 2, 3               

B. 2, 3                            

C. 2, 5                           

D. 2, 3, 4

Câu 35 : Công thức C6H6 thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây 

A. CnH2n+2            

B. CnH2n-2             

C. CnH2n-6             

D. CnH2n-4

Câu 36 : Cho các công thức phân tử sau:

A. I. III, V             

B. I, II, III, IV, V   

C. II, IV, VI, VIII  

D. IV, VIII2

Câu 37 : Định nghĩa đồng phân nào sau đây là đúng ? Đồng phân là

A. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

B. những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

C. những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử.

D. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo.

Câu 38 : Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân cấu tạo ? Hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau thì chúng có

A. công thức phân tử giống nhau, nhưng cấu tạo hoá học khác nhau.

B. cấu tạo hoá học khác nhau và cấu trúc không gian khác nhau.

C. công thức phân tử khác nhau, nhưng cấu tạo hoá học tương tự nhau.

D. công thức cấu tạo giống nhau nhưng cấu trúc không gian khác nhau.

Câu 39 : Cấu tạo hoá học là

A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 40 : Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân lập thể ? Hai chất X và Y là đồng phân lập thể của nhau thì chúng có

A. công thức phân tử giống nhau, nhưng cấu tạo hoá học khác nhau.

B. cấu tạo hoá học khác nhau và cấu trúc không gian khác nhau.

C. cấu tạo hoá học khác nhau dẫn đến tính chất khác nhau.

D. công thức phân tử giống nhau, công thức cấu tạo giống nhau nhưng cấu trúc không gian khác nhau.

Câu 41 : Cho hai hợp chất hữu cơ X và Y có công thức cấu tạo thu gọn như sau:

A. X và Y là hai chất đồng phân của nhau.

B. X và Y là hai chất đồng đẳng của nhau.

C. X và Y là hai chất đồng phân lập thể của nhau.

D. X và Y là hai chất đồng phân cấu tạo của nhau.

Câu 42 : Cho hai hợp chất hữu cơ X và Y có công thức như sau :

A. X và Y là hai chất đồng phân của nhau.

B. X và Y là hai chất đồng đẳng của nhau.

C. X và Y là hai chất đồng phân lập thể của nhau.

D. X và Y là hai chất đồng phân cấu tạo của nhau.

Câu 43 : Chọn định nghĩa đầy đủ nhất về đồng phân:

A. Là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.

B. Là hiện tượng các chất có tính chất khác nhau.

C. Là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.

D. Là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.

Câu 47 : Số đồng phân của C3H5Cl3 là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 48 : Trong những chất sau đây, những chất nào là đồng phân của nhau:

A. C2H5OH, CH3OCH3.

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

D. C4H10, C6H6.

Câu 50 : Đốt cháy hoàn toàn V lít khí của mỗi mỗi hiđrocacbon X, Y, Z đều thu được 4 V lít CO2 và 4 V lít H2O. Điều khẳng định nào sau đây là đúng nhất?

A. Ba chất X, Y, Z là các đồng phân của nhau.

B. Ba chất X, Y, Z là các đồng đẳng của nhau.

C. Ba chất X, Y, Z là đồng phân hình học của nhau.

D. Ba chất X, Y, Z là đồng phân cấu tạo của nhau.

Câu 51 : Hợp chất nào sau đây không có đồng phân hình học:

A. CHCl=CHCl

B. CH3 – CH=CH – C2H5

C. CH3 – CH=CH – CH3

D. (CH3)2C=CHCH3

Câu 52 : Chất nào sau đây có đồng phân hình học ?

A. CH2=CH-CH=CH2

B. CH3-CH=CH-CH=CH2

C. CH3-CH=C(CH3)2

D. CH2=CH-CH2-CH3.. CH3 – CH=CH – CH3

Câu 56 : Số đồng phân của C4H10 và C4H9Cl lần lượt là:

A. 3 và 5

B. 2 và 4

C. 2 và 6

D. 3 và 4.

Câu 57 : Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C3H9N ?

A. 2 đồng phân

B. 3 đồng phân

C. 4 đồng phân

D. 5 đồng phân

Câu 58 : Với công thức phân tử C4H8 có tất cả bao nhiêu đồng phân ?

A. 3 đồng phân

B. 4 đồng phân

C. 5 đồng phân

D. 6 đồng phân

Câu 59 : Những CTCT nào sau đây biểu diễn cùng 1 chất ?

A. 1; 2

B. 1; 3

C. 1; 4

D. 1; 5

Câu 60 : Những CTPT nào dưới đây có nhiều hơn 1 CTCT ?

A. 2, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3

D. 3

Câu 61 : Số đồng phân cấu tạo của C5H12, C4H8 và C4H9Cl lần lượt là

A. 3, 3, 4

B. 4, 5, 3

C. 4, 3, 4

D. 3, 5, 4

Câu 65 : Cho các chất sau :

A. 2, 4, 5, 6.

B. 4, 6.

C. 2, 4, 6.

D. 1, 3, 4.

Câu 66 : Các chất A (C4H10), B (C4H9Cl), C (C4H10O), D (C4H11N) có số đồng phân cấu tạo tương ứng là 2, 4, 7, 8. Nguyên nhân gây ra sự tăng số lượng các đồng phân từ A đến D là do:

A. hóa trị của các nguyên tố thế làm tăng làm tăng số lượng liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

B. độ âm điện khác nhau của các nguyên tử.

C. cacbon có thể tạo nhiều kiểu liên kết khác nhau.

D. khối lượng phân tử khác nhau.

Câu 68 : Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH3-CH2-CH=CH2

B. CH2=C(CH3)2

C. CH2=CH-CH2Cl

D. CH3-CH=CH-COOH

Câu 69 : Hợp chất có đồng phân hình học là

A. CH2=CH2

B. CH3-CH=CH-CH3

C. CH3-CH=CH2

D. CH2=CH-CH=O

Câu 71 : Điều kiện để anken có đồng phân hình học?

A. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bất kì.

B. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau.

C. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử giống nhau.

D. 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử ở 2 nguyên tử cacbon mang nối đôi phải khác nhau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247