1) Viết các phương trình phản ứng hoá học để giải thích sự biến thiên của đồ thị.
Đoạn 1: khối lượng kết tủa tăng nhanh là do sự xuất hiện đồng thời của 2 kết tủa BaSO4 và Al(OH)3 theo phương trình:
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3.
Đoạn 2: khối lượng kết tủa tăng chậm hơn đoạn 1 là do đoạn này chỉ xuất hiện 1 kết tủa Al(OH)3
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Đoạn 3: khối lượng kết tủa giảm dần là do Al(OH)3 bị hoà tan trong Ba(OH)2 dư:
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.
Đoạn 4: khối lượng kết tủa không thay đổi là do kết tủa BaSO4 không phản ứng với Ba(OH)2.
2) Tính giá trị của m.
Với y=17,1 gam, ta có phương trình phản ứng hoá học:
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3.
a ⇒ 3a 2a (mol)
⇒ mkết tủa = 3a.233 + 2a.78 = 17,1 gam ⇒ a = 0,02
⇒ nSO42- = 0,06 mol
Với x = 0,18 ⇒ nOH- = 0,36 mol, ta có phương trình phản ứng hoá học:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
0,12 ⇒ 0,36 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có: nNO3-, Cl- = 0,12.3 - 0,06.2 = 0,24 mol
Vì AlCl3 và Al(NO3)3 có số mol bằng nhau nên nNO3- = nCl- = 0,12 mol
m= mAl3+ + mSO42- + mNO3- + mCl- = 0,12.27 + 0,06.96 + 0,12.62 + 0,12.35,5 = 20,7 gam
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247