Viết các phương trình phản ứng hóa học để giải thích sự biến thiên của đồ thị?

Câu hỏi :

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3, AlCl3 và Al(NO3)3 (trong đó AlCl3 và Al(NO3)3 có số mol bằng nhau). Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị (hình bên). 

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

1) Viết các phương trình phản ứng hoá học để giải thích sự biến thiên của đồ thị.

Đoạn 1: khối lượng kết tủa tăng nhanh là do sự xuất hiện đồng thời của 2 kết tủa BaSO4 và Al(OH)3 theo phương trình:

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3.

Đoạn 2: khối lượng kết tủa tăng chậm hơn đoạn 1 là do đoạn này chỉ xuất hiện 1 kết tủa Al(OH)3

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Đoạn 3: khối lượng kết tủa giảm dần là do Al(OH)3 bị hoà tan trong Ba(OH)2 dư:

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.

Đoạn 4: khối lượng kết tủa không thay đổi là do kết tủa BaSO4 không phản ứng với Ba(OH)2.

2) Tính giá trị của m.

Với y=17,1 gam, ta có phương trình phản ứng hoá học:

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3.

                    a                    3a              2a (mol)

→  mkết tủa = 3a.233 + 2a.78 = 17,1 gam → a = 0,02

→  nSO42- = 0,06 mol

Với x=0,18 → nOH- = 0,36 mol, ta có phương trình phản ứng hoá học:

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

0,12 → 0,36 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có: nNO3-, Cl = 0,12.3 - 0,06.2 = 0,24 mol

Vì AlCl3 và Al(NO3)3 có số mol bằng nhau nên nNO3- = nCl- = 0,12 mol

m = mAl3+ + mSO42- + mCl- = 0,12.27 + 0,06.96 + 0,12.62 + 0,12.35,5 = 20,7 gam

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HSG môn Hóa 11 năm 2019 - Tỉnh Hà Nam (vòng 1)

Số câu hỏi: 10

Copyright © 2021 HOCTAP247