Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic A, B đơn chức, hơn kém nhau

Câu hỏi :

Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic A, B đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Cho 12,9 gam X tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaHCO3 1M, cô cạn dung dịch thu được đến khối lượng không đổi còn lại 21,05 gam chất rắn khan. Cho 12,9 gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của A, B và giá trị m là:

A. HCOOH, CH3COOH và 32,4.

B. CH3COOH, C2H5COOH và 32,4.

C. CH3COOH, C2H5COOH và 21,6.

D. HCOOH, CH3COOH và 21,6.

* Đáp án

A

* Hướng dẫn giải

Đáp án A

Ta có: X + NaHCO3  muối + CO2 + H2O

Nếu có NaHCO3 dư khi cô cạn dung dịch ta có:

2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 +H2O

Do đó chất rắn sau phản ứng gồm muối và có thể có Na2CO3; nH2O=nCO2 

Bảo toàn khối lượng ta có:

mCO2+mH2O+mcht rn =mX+mNaHCO3

Gi nX=nNaHCO3 phn ng =xnNaHCO3 dư=0,3-xta có: nCO2=x+12(0,3-x)=0,275(mol)x=0,15(mol)M¯=12,90,25=51,6

Vì X gồm 2 axit đơn chức, hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử

=> X gm HCOOH và CH3COOH

Gọi số mol mỗi chất lần lượt là a,b(mol)

Vậy 

Chú ý:

- Đề bài cho X tác dụng hết với NaHCO3 tức là X chắc chắn hết còn NaHCO3 có thế dư. Ta lại thấy nếu chất rắn khan thu được chỉ gồm muối mà ta đã biết khối lượng X, khối lượng NaHCO3 thì ta hoàn toàn tính được khối lượng chắt rắn khan. Do đó ta sẽ nghĩ đến rằng bài toán không đơn giản như thế tức là NaHCO3 dư.

- Khi cô cạn dung dịch muối -HCO3 ta luôn phải nhớ rằng sẽ thu được muối cacbonat, CO2 và H2O

Copyright © 2021 HOCTAP247