Vợ chồng A Phủ là một trong những sáng tác thành công nhất trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài. Vợ chồng A Phủ là sự thương cảm của ông với những cảnh đời nô lệ nơi rẻo cao đồng thời là sự đồng cảm với quá trình phản kháng, giành lại tự do. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho nội dung và phong cách sáng tác của Tô Hoài. Mời bạn đọc tham khảo bài phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Dàn ý phân tích bài vợ chồng A Phủ
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu yêu cầu đề bài.
a. Trước khi về làm dâu gạt nợ
- Là cô gái xinh đẹp, vui tươi, yêu đời, căng tràn sức sống thể hiện trong những đêm tình mùa xuân “Trên đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”.
- Có tài thổi lá, thổi sáo “Mị uốn chiếc là trên môi, Mị thổi lá hay như thổi sáo” “Có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.
- Cô gái yêu lao động, không chấp nhận đánh đổi đời mình để làm dâu nhà giàu “ Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho nhà giàu”.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ chồng A Phủ
Top 3 cách mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất
b. Khi về làm dâu gạt nợ
- Hủ tục cướp vợ của các dân tộc thiểu số đã cướp đi tự do của Mị. Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, bị bốc lột đến kiệt quệ về thể xác “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”
- Thế lực cường quyền nhà thống lý xem phụ nữ như công cụ để tự do bốc lột sức lao động “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”. Họ làm việc bất kể năm tháng, bất kể ngày đêm, như một vòng tuần hoàn lẩn quẩn không có điểm kết.
- Mị còn bị A Sử đánh đập, hành hạ trói đứng.
c. Sức sống tiềm tàng của Mị trổi dậy trong đêm tình mùa xuân
Dàn ý phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết, đủ ý
- Tác động của ngoại cảnh, của men rượu và cả tiếng sáo đã bừng tỉnh khát vọng sống của Mị.
- Tiếng sáo thức tỉnh chuyển biến từ xa “ Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” đến gần “ Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”. Từ mơ hồ cho đến thực tiễn, tiếng sáo thức tỉnh được khát vọng sống từ lâu đã bị vùi chôn. Tiếng sáo gây nên những chuyển biến trong Mị từ suy nghĩ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” đến hành động “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
- Bị hành động đánh đập của A Sử dập tắt khát vọng sống.
d. Hành động cởi trói cho A Phủ trong đêm mùa đông
- Cởi trói khi thấy giọt nước mắt cho thấy sự đồng cảm trong Mị.
- Hành động chạy vụt theo thể hiện khát vọng sống đã hoàn toàn vực dậy.
Xem thêm:
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
- Mồ côi cha mẹ, bản thân trở thành thứ hàng hóa được mang đi bán.
- Một mầm sống đã qua sự sàng lọc khắt nghiệt của thiên nhiên, khỏe mạnh, phóng khoáng.
- Hành động dũng cảm, sẵn sàng đánh nhau với con quan. Bị bắt về làm nô lệ.
- Khao khát tự do, bất lực khi bị trói đứng nên rơi nước mắt => Đánh động được sự đồng cảm trong Mị=> Được Mị cởi trói rồi cùng nhau bỏ trốn, đi theo Cách mạng.
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
- Thành công trong xây dựng tình huống truyện và diễn biến nhân vật.
- Kết hợp hài hòa giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.
- Đánh giá lại vấn đề cần nghị luận và nêu cảm nhận của bản thân.
Xem thêm:
Văn mẫu 12 đặc sắc nhất- Phân tích vợ chồng A Phủ
Trên đây là dàn ý phân tích vợ chồng A Phủ đầy đủ, chi tiết nhất. Qua dàn ý trên bạn có thể dễ dàng triển khai được bài phân tích và đạt kết quả cao trong học tập. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên CungHocVui nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247