Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài Đề bài : Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Đề bài : Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài : Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Hướng dẫn giải

Bài làm

Tô Hoài là cây bút đầy sức sáng tạo của nền văn học Việt Nam với phong cách viết gần gũi với đời sống của con người. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Tây Bắc” là câu chuyện giàu giá trị nhân văn khẳng định sức sống phi thường của con người khi bị áp bức, bóc lột. Đặc biệt, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mỵ có sức ám ảnh đối với người đọc.

Tô Hoài đã dẫn dụ người đọc vào câu chuyện bằng một lời giới thiệu nhẹ nhàng nhưng đầy ý vị “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lý Pá Tra thường thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Tô Hoài đã rất khéo ló khi gợi tả hình ảnh của Mỵ qua những cử chỉ và nét mặt đặc trưng đó. Một sự đối lập đến đau long giữa căn nhà rộng lớn của thống lý và sự lầm lũi, côi cút của người con gái bí hiểm đó

Một cô gái chịu sự dày vò về tinh thần, nhưng dường như lại có sức mạnh, nghị lực phi thường đang được nhen nhóm trong long của Mỵ.

Mỵ vốn là cô gái xinh đẹp, nết na, được nhiều trai làng theo đuổi. Những tưởng rằng cuộc sống của Mỵ sẽ sung sướng, hạnh phúc nhưng vì món nợ mà mẹ Mỵ với nhà thống lý đã khiến cho cuộc đời cô rơi vào bế tắc và tuyệt vọng như bây giờ. Thương cha, thương cho than phận hẩm hiu của mình mà Mỵ đành lặng lẽ về làm dâu nhà thống lý trong tủi nhục và đau khổ.

Tô Hoài đã diễn tả cuộc sống như chết rồi của Mỵ tại nhà thống lý, một cuộc sống cơ cực, không khác gì than trâu ngựa. Phận là con dâu nhưng Mỵ lại bị dối xử không khác gì nô lệ, thậm chí than trâu ngựa còn có lúc được nghỉ ngơi “con trâu con ngựa làm còn có lúc, đem nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở nhà này vùi đầu vào công việc cả ngày lẫn đêm”. Bị đày đọa về thể xác và tinh thần khiến cho Mỵ ngày càng rơi vào cảnh bế tắc, tuyêt vọng.

Bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhạy cảm, Tô Hoài đã khắc họa trạng trạng thái lầm lũi, một kẻ sống lặng câm y hệt “một con rùa trong xó của, căn phòng chỉ có một lỗ sáng to bằng bàn tay”. Căn phòng đó giống như địa ngục trần gian, giam giữ cuộc đời Mỵ, khiến cho cuộc đời một người con gái đang tuổi thanh xuân phải chon vùi nơi đây.Thống lý Pá Tra là hiện than của xã hội phong kiến nhiều hà khắc, hủ tục, đẩy con người vào bước đường cùng không thương tiếc. Những người nông dân thấp cổ bé họng không biết kêu than ai, chỉ biết chấp nhận và chịu đựng.

Đã có lúc Mỵ muốn tìm đến cái chết để giải thoát bản than mình nhưng nghĩ đến cảnh người cha già, thương cha nên cô đành chấp nhận cuộc sống hiện thực.

Niềm khát khao sống, khát khao yêu trong con người Mỵ dường như đã không còn. Mỵ chấp nhận sống, chấp nhận sự tồn tại như đã chết.Bên trong Mỵ vẫn còn tiềm ẩn sức sống rất mãnh liệt, chỉ chờ thời cơ thì sức sống sẽ bùng nổ.

Tô Hoài đã khắc họa bức tranh mùa xuân tươi đẹp của Hồng Ngài khiến cho chính người đọc cũng cảm thấy thích thú. Nó dường như là đòn bẩy để khơi gợi lên niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Mỵ đã lén uống rượu, trong cơn say, Mỵ đã ý thức được bản than mình muốn gì “Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhieu người có chồng ngày tết vẫn đi chơi. Huống chi Mỵ và A Sư, không có long với nhau mà vẫn ở với nhau”. Lúc ấy Mỵ đã ý thức được những khát khao trong long mình cháy bỏng như thế nào và tiếng sáo ngoài kia là một trong những động lực khơi gợi lại những kỉ niệm êm đẹp một thời Mỵ từng có.

Nhưng chính hành động này của Mỵ đã khiến cho A Sử biết được, hắn trói Mỵ vào cột và bỏ đó đi chơi. Mỵ vẫn đang lâng lâng trong hơi men rượu, và ký ức của cô lại ùa về dư dội. Tuy nhiên thực tại đã kéo Mỵ lại với những gì mà Mỵ đang đối mặt: đau đớn và tủi nhục, khắp mình mẩy đau nhức.

Tuy nhiên có thể nói cảnh tượng Mỵ cởi trói cho A phủ mới là cảnh tượng khắc họa cực kỳ sắc nét và chân thực tâm trạng, khát khao của Mỵ Mỵ đã vùng lên đấu tranh, vùng lên đòi hạnh phúc của chính mình. Giọt nước mắt của A Phủ của đêm hôm ấy đã đánh thức tình cảm, sự bùng cháy trong trái tim của Mỵ “Đêm hôm ấy Mỵ khóc, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen”. Giọt nước mắt ấy đã khiến thay đổi cuộc đời Mỵ về sau.

Chi tiết Mỵ cởi trói cho A phủ và quyết định chạy trốn theo A Phủ là một sự bùng nổ về tinh thần. Sự đè nén bấy lâu nay trong long Mỵ đã được bứt phá và giải tỏa ra. Mỵ đã có thể tự lựa chọn con đường  đi cho chính mình, Mỵ tự đáu tranh, Mỵ không thể mãi chịu cảnh bị người ta hành hạ, đè nén. Đây chính là sự bứt phá trong con người của MỴ. Đây chính là sự thành công của Tô Hoài khi khắc họa hình tượng nhân vật này.

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Đăc biệt hình tượng nhân vật MỴ để lại trong long người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc nhất

 

Copyright © 2021 HOCTAP247