Sau cách mạng tháng 8, ngòi bút của Tô Hoài đi sâu khám phá sức sống mạnh mẽ của những người dân tộc thiểu số miền núi. Trong chuyến đi lên vùng núi phía Bắc của mình, ông đã cho ra đời tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Truyện nổi bật với sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, nó vẫn mạnh mẽ và kiên cường tồn tại dù bị vùi dập đến đâu.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Đôi nét về tác giả, tác phẩm:
+ Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỷ 20, thuộc thế hệ vàng của văn chương hiện đại.
+ Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị trong việc giải phóng bản thân trước những áp bức thần quyền và cường quyền.
- Giới thiệu nhân vật Mị và sức sống tiềm tàng trong cô :
+ Mị là nhân vật tiêu biểu cho những con người phải chịu muôn vàn đắng cay, tủi cực
+ Mị luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt để khi bị chà đạp đến tận cùng đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Xen thêm:
Phân tích nhân vật Mị hay nhất có dàn ý
Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết
Dàn ý phân tích về sức sống tiềm tàng của Mị
* Luận điểm 1: Sức sống vốn có của Mị trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra
- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
+ Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo hay, có bao nhiêu trai làng mê đắm.
+ Mị được yêu và cũng đang yêu.
+ Hiếu thảo, chăm chỉ làm việc, ý thức được giá trị cuộc sống tự do.
* Luận điểm 2: Sức sống tiềm tàng của Mị bị khuất lấp trong cảnh làm con dâu gạt nợ
- Khi mới về làm dâu
+ “Hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc.”
+ Có ý định tự tử.
- Sau một thời gian làm dâu
+ Mị không thể chết bởi còn số nợ phải trả.
+ Mị đã chết về tâm hồn: không còn nghĩ đến việc tự tử, chấp nhận kiếp sống trâu ngựa,...
=> Vậy là sự đày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống trong Mị. Trong con mắt của cha con nhà thống lí Pá Tra, những người như Mị đâu còn là con người.
Xem thêm:
Giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
* Luận điểm 3: Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy trong đêm tình xuân
- Cuộc trỗi dậy đầu tiên (đêm mùa xuân)
+ Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức sức sống tiềm tàng trong Mị. Tiếng sáo đã chạm vào nỗi nhớ trong tâm hồn cô.
+ Mị uống rượu, Mị say và khi đó, Mị nhớ về ngày trước.
+ Mị muốn đi chơi. Mị có hành động cụ thể nhưng bị A Sử ngăn lại, A Sử trói Mị.
+ “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cử động được. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa...”
Sức sống tiềm tàng của Mị qua các cuộc trỗi dậy
- Cuộc trỗi dậy thứ hai (đêm cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn)
+ Những đêm đầu Mị thấy A Phủ bị trói đứng nhưng cô vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay.
+ Khi thấy A Sử khóc, Mị như thấy lại hình ảnh của chính mình.
+ Mị thương cho A Phủ như thương cho chính mình, nhưng cô không dám cởi trói vì còn sợ cha con nhà thống lý sẽ giết cô mất.
+ Song Mị cởi trói cho A Phủ và đứng lặng trong bóng tối.
+ Chính ngay lúc ấy, trong lòng Mị mọi chuyện xảy ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
Soạn vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, mới nhất
- Cảm nhận của bản thân về sức sống tiềm tàng của Mị.
Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích về sức sống tiềm tàng của Mị trong vợ chồng A Phủ. Qua dàn ý trên bạn có thể phân tích bài văn tốt nhất, đầy đủ ý. Đừng quên theo dõi các bài viết mới tại CungHocVui nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247