“Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Qua tác phẩm, ta không chỉ có cơ hội hiểu rõ hơn về vùng Tây Bắc, mà còn cảm nhận rõ vẻ đẹp của nhân vật Mị được Tô Hoài dụng công khắc họa. Hãy theo dõi dàn ý cảm nhận nhan vật Mị trong vợ chồng A Phủ để hiểu chi tiết hơn nhé.
Dàn ý cảm nhận nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ
- Giới thiệu sơ nét về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Cảm nhận nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
+ Xuất thân: Mị là cô gái con nhà nghèo, mang món nợ truyền kiếp với nhà thống lý Pá Tra.
+ Phẩm chất:
Mị xinh đẹp, trẻ trung và tài hoa. Cô có tài thổi sáo hay đến mức có rất nhiều người say mê.
Mị là cô gái chăm làm, không quản ngại khó khăn và rất hiếu thảo. Cô sẵn sàng “làm nương ngô giả nợ thay cho bố”.
Mị yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham mê giàu sang phú quý. Cô đã nói với bố đừng bán mình cho nhà giàu.
Xem thêm:
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
Bài phân tích nhân vật Mị hay nhất có dàn ý
+ Những ngày đầu:
Đêm nào Mị cũng khóc bởi: Mị bị lừa bắt về làm con dâu gạt nợ, chịu ba thế lực tàn bạo: Cường quyền, thần quyền, nam quyền trói buộc cuộc đời của Mị.
Mị trốn thoát khỏi nhà thống lý. Mị từng nghĩ đến cái chết bằng “nắm lá ngón”. Nhưng vì thương cha mà cô đã không làm được.
+ Những ngày sau đó:
Nỗi đau khổ, đày đọa triền miên khiến Mị dần trở nên tê liệt bởi: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
Dấu hiệu sự sống mất dần trong con người Mị:
Ngoại hình: Mặt buồn rười rượi. Cô lầm lũi, không nói, không nhớ, không suy nghĩ.
Ý thức và tâm hồn: Nỗi phẫn uất ngày nào đã không còn nữa; Cô không còn tưởng đến nắm lá ngón nữa; phó mặc cho hoàn cảnh, cam chịu cuộc sống đau khổ; Mất ý thức về thời gian-> Ý thức Mị chìm trong công việc, tâm hồn bị trở nên chai sạn.
Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm vợ chồng A Phủ
+ Mị trong đêm tình mùa xuân
Khung cảnh và không khí mùa xuân ở Hồng Ngài đã tác động đến tâm hồn héo úa lâu nay của Mị. Khiến cô dần hồi sinh và tràn đầy sức sống.
Mị nghe tiếng sáo thổi và cô bắt đầu nhẩm thẩm theo lời bài hát.
Mị “lén lấy hũ rượu” và uống “ực” từng bát để quên đi cái phần đời đau khổ đã qua.
Mị nhớ lại kí ức tươi đẹp thuở xưa.
Mị ý thức mình vẫn còn trẻ và ý thức được nhu cầu hiện tại của mình: Mị muốn đi chơi cũng như bao người phụ nữ có chồng khác. Sau đó, Mị sửa soạn đi chơi “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa”, …
A Sử về và dập tắt sức sống đang trỗi dậy trong lòng Mị. A Sử trói Mị bằng sợi dây đay. Tuy rằng Mị bị trói chặt bởi sợi dây của cường quyền, nam quyền nhưng tâm hồn Mị không ai trói được “Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi”, “Mị vùng bước đi”.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết
+ Mị trong đêm mùa đông
Hoàn cảnh sống: Mị trở lại trạng thái sống vô hồn, không còn thiết tha với mọi thứ xung quanh nữa.
Mị vô cảm trước nỗi đau của A Phủ. Thoạt đầu, khi thấy A Phủ bị trói, Mị tỏ ra thản nhiên và dửng dưng “Nếu A Phủ… cũng thế thôi”.
Nhưng sau đó, khi thấy “một dòng nước… đen lại” trên gương mặt của A Phủ, những diễn biến tâm lý rõ nét đã trỗi dậy trong lòng cô:
Mị nhớ lại tình cảnh bị trói đứng của mình lúc trước.
Cô thấy thương cho người đàn ông đang bị trói đứng ở đằng kia.
Cô căm phẫn cha con nhà thống lý Pá Tra
Sau một hồi đấu tranh với chính mình, Mị đã quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài, tự giải thoát cho mình.
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Nêu suy nghĩ của bản thân
Xem thêm:
Giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
Soạn vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, mới nhất
Trên đây là dàn ý cảm nhận nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ chi tiết mà CungHocVui mang đến hy vọng giúp bạn học tập tốt hơn. Đừng quên theo dõi các bài soạn văn, các bài văn mẫu tại đây.
Copyright © 2021 HOCTAP247