Vợ Chồng A Phủ là tác phẩm nổi tiếng qua bao thế hệ. Ở đó, tác phẩm là tiếng nói và sự thương cảm của Tô Hoài dành cho những con người Tây Bắc vẫn còn sống ở chế độ cũ mà ở đây là hai nhân vật điển hình Mị và A Phủ. Tác phẩm còn mang đến nhiều biểu tượng đẹp đẽ, những khát vọng sống thông qua hình tượng nhân vật mà tác giả xây dựng.
Dưới đây sẽ là hướng dẫn soạn Vợ Chồng A Phủ ngắn gọn và dễ hiểu nhất mà bạn đọc có thể tham khảo để nâng cao kiến thức trong quá trình học tập.
Soạn vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chi tiết nhất
Tô Hoài (1920 - 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra tại Hà Nội.
Là người có vốn kiến thức phong phú về văn hóa các vùng miền, Tô Hoài đã sáng tác ra nhiều tác phẩm cho nền văn chương Việt Nam.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, Truyện Tây Bắc, Chiều Chiều...
Xem thêm:
Văn mẫu 12: phân tích chi tiết vợ chồng A Phủ
Phân tích giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
“Vợ chồng A Phủ” sáng tác vào năm 1952 in trong tập Tây Bắc (trong chuyến đi thực tế 8 tháng ở Tây Bắc).
Tác phẩm vinh dự được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam.
Tác phẩm đề cập đến cuộc sống của người dân Tây Bắc bị áp bức
- Hoàn cảnh nhân vật Mị
Một người con gái mang trong mình tâm trạng đa sầu đa cảm, luôn tồn tại với thân phận lẻ loi.
Một người con hiếu thảo với cha mẹ, một người con gái đẹp có tài năng. Do đó mà phải đến nhà thống lí Pá Tra để trả nợ cho cha mẹ.
Mị giống như một công cụ lao động không biết nghỉ ngơi của gia đình thống lí. “Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa”.
Cuộc sống của Mị không thấy ánh sáng, luôn gói gọn trong hai chữ tăm tối. Mị như bị trói buộc trong một không gian chật hẹp hay nói đúng hơn như một nhà tù giam cầm từ ngày này qua ngày khác.
- Tính cách nổi bật của Mị
Trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Là cô gái trẻ đẹp, siêng năng và được nhiều người để ý. Là người con hiếu thảo với cha mẹ.
Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Lúc đầu còn phản kháng, nhưng về sau xuôi theo số phận, tàn tạ theo từng ngày.
Xem thêm:
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
- Tâm trạng trong đêm tình mùa xuân
Khi nghe được tiếng sáo: nhớ về những ngày trước, khi biết thổi sáo, thổi lá vô cùng giỏi.
Chuẩn bị đi chơi thì bị A Sử trói đứng khiến Mị đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn vô cùng mãnh liệt. “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân không cựa được…”
Tâm trạng khi thấy A Phủ bị trói
Lúc đầu vẫn còn thản nhiên, nhưng sau đó sức sống của Mị đã trỗi dậy, cởi trói dây cho A Phủ rồi sau đó cũng chạy đi. Đây là cách duy nhất để giải thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt thực tại.
Chàng trai thông minh có hoàn cảnh kém may mắn, được bao cô gái mơ ước làm chồng của mình. Gan lì, dũng cảm, sẵn sàng đối phó với những kẻ gian ác.
Khi bị bắt, A Phủ đã mượn nợ ở nhà thống lí Pá Tra, sau đó phải làm người làm cho nhà thống lí.
Khi bị mất bò, A Phủ bị trói nhưng không hề sợ hãi, còn dám cãi lại thống lí.
Cả A Phủ và Mị đều có một đặc điểm chung là bị áp bức bóc lột dưới những kẻ cầm quyền. Họ luôn khao khát về cuộc sống tự do, được giải thoát khỏi sự ngột ngạt ở nơi giống như địa ngục. Nhưng cuối cùng họ đã vùng lên đấu tranh để sống cuộc sống chính mình.
Hình ảnh con người nhỏ bé khát khao cuộc sống tự do
Với bài soạn Vợ Chồng A Phủ ngắn gọn, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh nhân vật trong tác phẩm. Cả Mị và A Phủ đều là đại diện cho những con người nhỏ bé bị áp lực bởi thế lực to lớn nhưng ẩn sâu bên trong họ luôn khao khát được vùng vẫy và giành được cuộc sống tự cho cho chính mình.
Tô Hoài đã đem đến lối kể chuyện sinh động với những yếu tố bất ngờ từ hành động của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật tiêu biểu kết hợp với ngôn ngữ giản dị mang phong cách và bản sắc riêng của cá nhân tác giả. Cách quan sát của tác giả đã thấy được nhiều điều mới mẻ trong phong tục của người Tây Bắc.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
Thông qua phần hướng dẫn soạn bài Vợ Chồng A Phủ ngắn gọn, mong rằng bạn đọc sẽ nắm được nội dung chính của tác phẩm và hiểu được thông điệp mà tác giả Tô Hoài truyền tải.
Copyright © 2021 HOCTAP247