Những ngòi bút văn học Việt Nam đã không ít lần say mê trước vẻ đẹp hùng vĩ, tuyệt vời của núi rừng Tây Bắc. Và ở đó, người ta cũng đau đáu nỗi đau của những phận người như con trâu, con ngựa. Vợ Chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài đã khắc họa thành công bức tranh cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao và xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị. Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
Yêu cầu đề là phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân nên khi phân tích Mị, cần đưa ra các tình tiết, hình ảnh, chi tiết, câu nói... thuộc phạm vi tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, mà chủ yếu là đoạn kể về đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. Để làm được điều đó, chúng ta cần nắm vững tình tiết truyện và tình tiết đoạn này để phân tích một cách sâu sắc mạch cảm xúc, diễn biến tâm lý của nhân vật.
- Mị là cô gái dân tộc H’Mông xinh đẹp, có tài thổi sáo. Nhiều người mê đắm Mị nhưng Mị đã có người yêu. Cha Mị muốn gả Mị cho A Sử - con trai thống lý Pá Tra – để xóa nợ, Mị không đồng ý. Một đêm xuân, Mị bị A Sử lừa bắt về làm vợ, đối xử với Mị thậm tệ. Mị đã có ý định định tự tử nhưng vì thương cha nên đành cam chịu làm vợ A Sử.
- Tết đến, Mị lén uống rượu. Không khí ngày Tết, tiếng sáo gọi bạn tình thức tỉnh khát khao tự do, được vui chơi trong Mị. Trong lúc mặc áo đi chơi Mị bị A Sử trói vào cột nhà. Lúc mê lúc tỉnh, Mị vẫn thả hồn theo các cuộc chơi.
Xem thêm:
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
Phân tích nhân vật Mị hay nhất có dàn ý
Mị sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
Một trong số phương pháp để có một bài văn hoàn chỉnh và đầy đủ các ý thì chúng ta phải thiết lập một dàn ý. Điều này giúp bài văn của chúng ta rõ ràng, đi đúng hướng và phát triển theo từng ý một cách logic hơn mà không bỏ sót bất kỳ ý quan trọng nào. Bạn đọc tham khảo dàn ý chi tiết cho đề bài “Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân” dưới đây:
- Tác giả: Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, có hiểu biết sâu rộng về phong tục tập quán của nhiều vùng miền. Ông có khoảng thời gian gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Bắc và thương cảm cho con người nơi đây.
- Tác phẩm: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được ra đời năm 1952 in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Truyện xuất phát từ tấm lòng thương cảm của nhà văn cho vùng đất xa xôi này.
- Nhân vật Mị: Cô gái H’Mông bị bắt về làm vợ, sống cuộc đời đơn sắc, cam chịu mọi sự đày đọa đã phản kháng, đứng dậy giành lại tự do trong đêm tình mùa xuân với diễn biến tâm lý vô cùng đặc sắc.
+ Trước khi bị bắt về làm vợ gán nợ cho cha Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo. Cô có người yêu, hồi hộp, khao khát trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu. -> Một cô gái đang tuổi trăng tròn, khát khao yêu và được yêu
+ Khi được cha ngỏ ý gả Mị cho nhà thống lý Pá Tra để trừ nợ, Mị không đồng ý, sẵn sàng làm nương ngô trừ nợ cho cha -> Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống.
+ Mới về làm dâu, “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị tủi nhục đắng cay, uất ức cho số phận mình -> khát vọng tự do, khát vọng sống vẫn tồn tại trong Mị.
+ Đã có lần Mị muốn ăn lá ngón tự tử, nhưng vì thương cha nên cô đành sống tiếp -> có ý chí phản kháng nhưng vẫn đặt sự hiếu thảo lên đầu.
+ Làm dâu vài năm, cha Mị mất, cô cũng không muốn chết nữa. Mị đã quá quen với cuộc sống bị áp bức và chà đạp: “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” -> Mị thấy mình không bằng con trâu, con ngựa của nhà thống lý Pá Tra, chỉ biết làm việc.
=> Cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ, mất hết sức phản kháng.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết
+ Tác động của ngoại cảnh: khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở Hồng Ngài vô cùng rực rỡ, nồng nàn (cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ,...), tiếng sáo, tiếng trẻ con nô đùa -> làm Mị hồi tưởng đến quá khứ tươi đẹp, thức tỉnh tinh thần phản kháng trong Mị.
+ Rượu - chất men đã đánh thức phần đời trong Mị. Mị lén uống rượu, “uống ực từng bát”, Mị say và sống về quá khứ, say sưa trong tiếng sáo gọi bạn tình. -> Nhìn thấy sự đối lập giữa hoàn cảnh khốn khổ của mình và thế giới tươi đẹp ngoài ô cửa sổ, Mị muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”. Mị nhận thức sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại.
Sức sống mãnh liệt của Mị được thể hiện qua đêm tình mùa xuân
+ Cuộc trỗi dậy của Mị: cô lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, Mị vấn lại tóc, lấy cái váy hoa, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày -> sự phản kháng vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt; A Sử trói Mị vào cột, Mị vẫn đê mê chạy theo từng tiếng sáo, tiếng hát -> những cơn đau và trói buộc thể xác cũng không ngăn được sự trỗi dậy trong lòng cô.
+ Hiện thực đau đớn: Mị đang bị trói giữa cột nhà, nỗi đau lấn chiếm lấy thân thể -> hiện thực của cường quyền, thần quyền đang đàn áp Mị.
+ Trong đêm tình mùa xuân, tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, sức sống mãnh liệt chưa mất đi mà luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc, chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
+ Mặc dù hiện thực đau đớn vẫn bám víu lấy cô nhưng đây là “mầm mống”, ngọn lửa cho sự vùng lên, giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho chính mình.
Xem thêm:
Giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
Soạn vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, mới nhất
Dàn ý cảm nhận nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ
- Đoạn văn khắc họa một cách chân thực hình ảnh người con gái Tây Bắc với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, luôn khát khao được sống, được tự do.
- Đặc sắc nghệ thuật: khả năng phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu về phong tục và con người Tây Bắc, ngôn ngữ, lối trần thuật rất tự nhiên, .
- Mở rộng vấn đề.
Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua đó thể hiện mầm móng, ngọn lửa vùng lên, giải thoát khỏi số phận đầy đau khổ. Thể hiện Mị được sống lại thêm một lần nữa, sức sống mãnh liệt chưa bao giờ mất đi mà luôn cháy âm ỉ.
Copyright © 2021 HOCTAP247