Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Toán học Đề thi giữa HK2 môn Toán 9 năm 2021 Trường THCS Đào Hữu Cảnh

Đề thi giữa HK2 môn Toán 9 năm 2021 Trường THCS Đào Hữu Cảnh

Câu 3 : Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 0x + 4y =  - 16

A.  \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x= -4 \end{array} \right.\)

B.  \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)

C.  \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)

D.  \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)

Câu 4 : Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 3x + 0y = 12

A.  \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)

B.  \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)

C.  \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)

D.  \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = - 4 \end{array} \right.\)

Câu 8 : Cho hai hệ phương trình\(\left( I \right)\left\{ \begin{array}{l}x = y - 1\\y = x + 1\end{array} \right.\)  và \(\left( {II} \right)\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 5\\3y + 5 = 2x\end{array} \right.\)

A. Hệ (I) có vô số nghiệm và hệ (II) vô nghiệm

B. Hệ (I) vô nghiệm và hệ (II) có vô số nghiệm

C. Hệ (I) vô nghiệm và hệ (II) vô nghiệm

D. Hệ (I) có vô số nghiệm và hệ (II) có vô số nghiệm

Câu 9 : Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x =  - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)

A. Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2

B. Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2

C. Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2)

D. Hệ phương trình đã cho vô nghiệm

Câu 10 : Phương trình 3x - 0y = 6 có nghiệm tổng quát là:

A. (x;2)

B. (y;2)

C. (2;y)

D. (2;x)

Câu 14 : Tìm a, b để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}ax - y = 2\\bx + ay = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (2; -1).

A.  \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)

B.  \(\left\{ \begin{array}{l}b = \dfrac{1}{2}\\a = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)

C.  \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{-1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)

D.  \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{-3}{4}\end{array}\right.\)

Câu 22 : Bạn An tiêu thụ 12 ca-lo cho mỗi phút bơi và 8 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn An cần tiêu thụ tổng cộng 300 ca-lo trong 30 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn An cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động ?

A. 10 phút bơi và 20 phút chạy bộ

B. 20 phút bơi và 10 phút chạy bộ

C. 15 phút bơi và 15 phút chạy bộ

D. 25 phút bơi và 5 phút chạy bộ

Câu 24 : An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.

A. Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.

B. Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.

C. Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.

D. Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.

Câu 27 : Chọn khẳng định sai.

A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm ) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.     

B. Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.

C. Trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn.

D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.

Câu 28 : Chọn khẳng định đúng.

A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm ) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.

B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây  thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy

C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy 

D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau

Câu 29 : Cho đường tròn (O) đường kính AB và một cung AC có số đo nhỏ hơn 900 . Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai?

A. AC=BE

B. Số đo cung AD bằng số đo cung BE

C. Số đo cung AC bằng số đo cung BE

D.  \(\widehat {AOC} < \widehat {AOD}\)

Câu 30 : Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Trong một đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông

B. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau

C. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau

D. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung

Câu 31 : Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 90° có số đo

A. Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung

B. Bằng số đo góc ở tâm cùng chắn một cung

C. Bằng số đo cung bị chắn

D. Bằng nửa số đo cung lớn

Câu 32 : Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) biết góc góc C = 450 và AB = a. Bán kính đường tròn (O) là

A.  \( a\sqrt 2 \)

B.  \( a\sqrt 3\)

C.  \( \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

D.  \( \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Câu 35 : Cho hình vẽ dưới đây, góc DIE có số đo bằng

A.  \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DmE} - sd\widehat {CnF})\)

B.  \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DmE} + sd\widehat {CnF})\)

C.  \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DF} - sd\widehat {CE})\)

D.  \(\frac{1}{2}(sd\widehat {DF} + sd\widehat {CE})\)

Câu 36 : Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn có số đo

A. Bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn

B. Bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn

C. Bằng số đo cung lớn bị chắn

D. Bằng số đo cung nhỏ bị chắn

Câu 37 : Cho hình vẽ dưới đây, góc BIC có số đo bằng

A.  \( \frac{1}{2}(sd\widehat {BC} + sd\widehat {AD})\)

B.  \( \frac{1}{2}(sd\widehat {BC} - sd\widehat {AD})\)

C.  \( \frac{1}{2}(sd\widehat {AB} + sd\widehat {CD})\)

D.  \( \frac{1}{2}(sd\widehat {AB} - sd\widehat {CD})\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247