Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Hóa học Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Khuyến

Đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Khuyến

Câu 1 : Mọi chất hữu cơ đều

A. có mặt nguyên tố cacbon

B. chứa nguyên tố oxi.

C. có cùng công thức phân tử khi có cùng khối lượng mol.

D. chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hidro.

Câu 2 : Benzen không phản ứng với

A. Br2 khan có bột Fe làm xúc tác.

B. không khí khi đốt.

C. H2 có mặt Ni nung nóng.

D. dung dịch Br2.

Câu 3 : Dãy các chất phản ứng với kim loại kali là:

A. axit axetic, xenlulozo, polietilen.

B. tinh bột, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

C. axit axetic, nước, rượu etylic.

D. axit axetic, xenlulozo, tinh bột.

Câu 4 : Dãy nào sau đây gồm các chất bị thủy phân trong môi trường axit?

A. xenlulozo, polietilen, axit axetic.

B. Etyl axetat, rượu etylic, poli (vinyl clorua)

C. Glucozo, rượu etylic, fructozo.

D. Tinh bột, saccarozo, xenlulozo.

Câu 6 : Dãy chất gồm hiđrocacbon

A. C6H12O6, C6H6, C5H10

B. C2H4, C3H6, CH3Cl

C. C2H2, CH4, C2H6O.

D. C2H4, CH4, C6H6.

Câu 7 : Để thu được CH4 tinh khiết từ hỗn hợp CH4 và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua

A. dung dịch H2SO4 đặc dư.

B. dung dịch Ca(OH)2 dư.

C. dung dịch nước brom dư.

D. dung dịch muối ăn dư.

Câu 8 : Chất vừa tham gia phản ứng thế, vừa tham gia phản ứng cộng

A. CH4.      

B. C2H4.

C. C2H2.          

D. C6H6.

Câu 9 : Công thức hóa học viết sai

A. CH2=CH-CH3.   

B. CH3-CH3

C. CH2-CH2.      

D. CH2=CH2.

Câu 10 : Dãy chất đều tham gia phản ứng thủy phân

A. chất béo, saccarozơ, tinh bột

B. tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

C. tinh bột, glucozơ, protein.

D. glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ.

Câu 11 : Đốt cháy hợp chất hữu cơ X trong khí oxi, sản phẩm thu được gồm: CO2, H2O và N2. Vậy X là:

A. tinh bột.  

B. glucozơ.

C. xenlulozơ.           

D. protein.

Câu 13 : Có sơ đồ phản ứng sau: \(Etilen\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}A\xrightarrow{+{{O}_{2}}}B\xrightarrow{+{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}C\).Các chất A, B, C lần lượt là

A. axit axetic, rượu etylic, etyl axetat.

B. etyl axetat, rượu etylic, axit axetic.

C. rượu etylic, axit axetic, etyl axetat

D. axetilen, rượu etylic, etyl axetat.

Câu 14 : Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được

A. glixerol và axit béo.

B. glixerol và muối của axit béo.

C. glixerol và hỗn hợp muối của axit béo.

D. glixerol và hỗn hợp các axit béo.

Câu 15 : Dãy muối cacbonat bị thủy phân ở nhiệt độ cao

A. Na2CO3, Ca(HCO3)2.

B. K2CO3, KHCO3.

C. CaCO3, Ca(HCO3)2.

D. MgCO3, K2CO3.

Câu 16 : Trong một chu kì, khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

B. tính kim loại của các nguyên tố tăng lên.

C. tính chất các nguyên tố không thay đổi.

D. tính kim loại của các nguyên tố giảm dần.

Câu 17 : Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch axit axetic

A. Na, CuO, BaCl2, KOH

B. Mg, KNO3 ,Cu, KOH

C. Zn, NaOH, CaCO3, MgO.

D. Na2SO4, Ag, Cu(OH)2, MgCl2.

Câu 18 : Trong các chất có công thức hóa học sau. Chất nào là Este của chất béo:

A. CH3COOC2H5.

B. CH3COONa.

C. C17H35COOH.

D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 19 : Pha 4 lít rượu etylic 50với 6 lít nước ta được

A. Rượu 50.      

B. Rượu 500

C. Rượu 100.     

D. Rượu 150     

Câu 20 : Chất nào sau đây vừa tham gia phản ứng thế, vừa tham gia phản ứng công:

A. Metan     

B. Benzen.

C. Etilen.       

D. Axetilen.

Câu 23 : Phát biểu không đúng là:

A. Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh hơn lưu huỳnh

B. Phản ứng giữa dung dịch NaOH với dung dịch NaHCO3 là phản ứng trung hòa.

C. Natri tiếp xúc với giấy lọc ẩm, giấy lọc bốc cháy, nhôm tiếp xúc giấy lọc không bốc cháy

D. Tất cả các muối cacbonat và muối hidrocacbonat đều bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 24 : Chất tác dụng được với: Na, Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 là

A. glucozơ.   

B. rượu etylic.

C. axit axetic.  

D. etyl axetat.

Câu 26 : Chất X thế được với Cl2 (ánh sáng). Chất Y thế được (bột sắt, nhiệt độ). X, Y lần lượt là

A. Benzen, etilen.    

B. Axetilen, etilen.

C. Axetilen, metan.    

D. Metan, benzen.

Câu 27 : 1,12 lít khí Axetilen làm mất màu tối đa bao nhiêu lít Br2 1M:

A. 0,1 lít.  

B. 0,15 lít.

C. 0,3 lít.      

D. 0,6 lít.

Câu 28 : Phản ứng đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng thủy phân.   

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng cộng.       

D. Phản ứng cháy.

Câu 29 : Nhóm các nguyên tố nào được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần

A. O,F, N, P.   

B. F, O, N, P.

C. O, N, P, F.         

D. P, N, O,F.

Câu 30 : Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

A. Dung dịch NaOH.    

B. Dung dịch NaCl.

C. Nước.       

D. Dung dịch HCl.

Câu 31 : Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ

A. (NH4)2CO3     

B. NaHCO3

C. CO       

D. C2H6O

Câu 32 : Thành phần chính của sợi bông gỗ nứa là

A. tinh bột         

B. xenlulozơ

C. glucozơ      

D. saccarozơ

Câu 33 : Iot tác dụng với chất nào sau đây tạo hợp chất màu xanh

A. tinh bột       

B. xenlulozơ

C. glucozơ         

D. saccarozơ

Câu 34 : Cồn trong y tế để xác trùng vết thương là

A. 960    

B. 700

C. 450        

D. 400

Câu 35 : Chất làm mất màu dung dịch brom là

A. C2H      

B. CH

C. C2H5OH       

D. CH3COOH

Câu 36 : Chất tác dụng được với axit axetic

A. Fe     

B. Cu

C. Au       

D. Ag

Câu 37 : Chất nào sau đây dùng để điều chế nhựa PE?

A. C2H    

B. CH4

C. C2H4         

D. C6H6

Câu 38 : Hidrocacbon nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?

A. C2H              

B. CH

C. C2H4    

D. C6H6

Câu 40 : Khối lượng benzen cần dùng để điều chế  15,7 gam brombenzen?

A. 15,6 g    

B. 7,8 g

C. 7,75 g    

D. 5,15  g

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247