Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Thanh Hồ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Thanh Hồ

Câu 1 : Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì

A. tấm kẽm mất dần điện tích dương. 

B. tấm kẽm mất dần điện tích âm.

C. tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.     

D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi.

Câu 2 : Trong trường hợp nào sau đây ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích?

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau  

B. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau

C. Một thanh nhựa và một quả cầu đặ gần nhau   

D. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau

Câu 3 : Trường hợp nào sao đây là biểu hiện của “ từ trường “ ?

A.  Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua

B. Dòng điện có thể co giật hoặc làm chết người

C. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất

D. Cuộn dây có dòng điện quấn xung quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt

Câu 4 : Trong quá trình truyền tải điện năng biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. giảm công suất truyền tải.       

B. tăng chiều dài đường dây.

C. tăng điện áp trước khi truyền tải.    

D. giảm tiết diện dây.

Câu 5 : Sóng (cơ học) ngang:

A. Chỉ truyền được trong chất rắn và trên mặt chất lỏng.   

B. Không truyền được trong chất rắn.

C. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.    

D. Truyền được trong chất rắn và trong chất lỏng.

Câu 6 : Trong các ánh sáng đơn sắc sau đây. Ánh sáng nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện mạnh nhất?

A. Ánh sáng tím.   

B. Ánh sáng lam.  

C. Ánh sáng đỏ.

D. Ánh sáng lục.

Câu 7 : Hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) có cấu tạo gồm

A. 238p và 92n. 

B. 92p và 238n. 

C.  238p và 146n. 

D. 92p và 146n.

Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng hạt nhân?

A. Phản ứng hạt nhân là sự va chạm giữa các hạt nhân.

B. Phản ứng hạt nhân là sự tác động từ bên ngoài vào hạt nhân làm hạt nhân đó bị vỡ ra.

C. Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi của chúng thành các hạt nhân khác.

D. Phản ứng hạt nhân là quá trình tự hạt nhân vỡ ra.

Câu 9 : Một vật dao động điểu hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì

A. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.

C. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.

D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.

Câu 10 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. li độ và tốc độ. 

B. biên độ và gia tốc.

C. biên độ và tốc độ.  

D. biên độ và năng lượng.

Câu 11 : Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng

Câu 14 : Khi một hạt nhân nguyên tử phóng xạ lần lượt một tia α và một tia β thì hạt nhân nguyên tử sẽ biến đổi như thế nào ?

A. Số khối giảm 2, số prôtôn tăng 1.  

B. Số khối giảm 2, số prôtôn giảm 1.

C. Số khối giảm 4, số prôtôn tăng 1. 

D. Số khối giảm 4, số prôtôn giảm 1.

Câu 15 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều u = Uo sinωt thì độ lệch pha của hiệu điện thế u với cường độ dòng điện i trong mạch được tính theo công thức

A. \(\ tg\varphi =\frac{\omega L-\frac{1}{C\omega }}{R}\) 

B.   \(\ tg\varphi =\frac{\omega C-\frac{1}{L\omega }}{R}\)

C.   \(\ tg\varphi =\frac{\omega L-C\omega }{R}\) 

D.  \(\ tg\varphi =\frac{\omega L+C\omega }{R}\)

Câu 16 : Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 μm và λ2 = 0,25 μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λo = 0,35 μm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện ?

A. Cả hai bức xạ. 

B. Chỉ có bức xạ λ2.

C. Chỉ có bức xạ λ1.   

D. Không có bức xạ nào trong 2 bức xạ đó.

Câu 17 : Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L = 1/p (H) mắc nối tiếp với R = 100W. Hiệu điện thế ở hai đầu mạch là u = 100\(\sqrt{2}\)sin100pt (V). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là 

A. \(\ i=\sin (100\pi t-\frac{\pi }{4})(A)\)  

B.  \(\ i=\sin (100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)

C. \(\ i=\sqrt{2}\sin (100\pi t+\frac{\pi }{4})(A)\)     

D.  \(\ i=\sqrt{2}\sin (100\pi t-\frac{\pi }{6})(A)\)

Câu 30 : Hai sóng cùng tần số, được gọi là sóng kết hợp, nếu có

A. cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.

B. cùng biên độ và cùng pha.    

C. độ lệch pha không đổi theo thời gian.

D. độ lệch pha và biên độ không đổi theo thời gian.

Câu 31 : Quang phổ Mặt Trời được máy quang phổ ghi được là:

A. quang phổ liên tục. 

B. quang phổ vách phát xạ.

C. quang phổ vạch hấp thụ.  

D. một loại quang phổ khác.

Câu 39 : Tia tử ngoại không có tác dụng nào say đây?

A. Chiếu sáng. 

B. Quang điện.  

C. Diệt khuẩn. 

D. Phát quang.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247