Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý 11 năm 2019 trường THPT Phan Bội Châu

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý 11 năm 2019 trường THPT Phan Bội Châu

Câu 2 : Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường 

A. âm. 

B. dương. 

C. bằng không.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 3 : Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần một 

A. thanh kim loại không mang điện         

B. thanh kim loại mang điện dương 

C. thanh kim loại mang điện âm 

D. thanh nhựa mang điện âm

Câu 4 : Tụ điện là 

A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp dẫn điện. 

B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. 

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. 

D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Câu 7 : Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng 

A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần. 

B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương. 

C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm. 

D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Câu 9 : Có ba tụ điện C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để có điện dung Cb = C thì các tụ được ghép theo cách 

A. C1 nt C2 nt C3

B. C1 // C2 // C3

C. (C1 nt C2) // C3.

D. (C1 // C2) nt C3.

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu 14 : Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ M đến N trong điện trường 

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN           

B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q 

C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động 

D. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi

Câu 18 : Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

Câu 24 : Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì

A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.

C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.

Câu 25 : Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

A. tỉ lệ thuận với  cường độ dòng điện chạy trong mạch.

B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.

D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Câu 27 : Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho 

A. khả năng tác dụng lực của điện trường. 

B. phương chiều của cường độ điện trường. 

C. khả năng sinh công của điện trường. 

D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

Câu 28 : Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên 

A. đường nối hai điện tích. 

B. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích. 

C. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1. 

D. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2.

Câu 30 : Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E, r1 và E, r2 mắc song song với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

A. \(I = \frac{{2E}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)

B. \(I = \frac{E}{{R + \frac{{{r_1}.{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}}}\)

C. \(I = \frac{{2E}}{{R + \frac{{{r_1}.{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}}}\)

D. \(I = \frac{E}{{R + \frac{{{r_1} + {r_2}}}{{{r_1}.{r_2}}}}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247