Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương lần 2 năm 2016Mã đề 132

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương lần 2 năm 2016Mã đề...

Câu 1 : Glyxin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A Na2O; C2H5OH; HCl         

B CH3COOH; CO; Zn; MgO; O2.

C CH3OH; Cu; Ca(OH)2; HCl; Na2CO3.     

D CH3COOCH3; NaOH; Na; NH3; Ag.

Câu 2 : Etyl axetat có công thức là

A C2H5COOCH3.    

B CH3COOC2H5.

C  CH3COOH.     

D  CH3COOCH3.

Câu 3 : Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A anđehit.      

B ancol.        

C xeton.     

D axit.

Câu 4 : Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A cao su lưu hóa.       

B xenlulozơ.

C amilopectin. 

D poli (metyl metacrylat).

Câu 5 : Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

A Dung dịch AgNO3 trong NH3.         

B Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, nóng.

C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.      

D Dung dịch nước brom.

Câu 6 : Tính chất vật lý nào sau đây không phải do các electron tự do gây ra?

A  ánh kim.    

B  tính dẻo.

C tính cứng.   

D  tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

Câu 7 : Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?

A Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được.

B Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit.

C Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit .

D Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi, và monosaccarit.

Câu 8 : Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:

A CH3COO-CH=CH2.  

B CH2=CH-COO-C2H5.

C CH2=CH-COO-CH3.      

D C2H5COO-CH=CH2.

Câu 9 : Alanin có CTCT thu gọn là

A H2NCH2COOH.         

B CH3CH(NH2)COOH.      

C  H2NCH2CH(NH2)COOH.                

D H2NCH2CH2COOH.

Câu 12 : Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím:

A  Axit glutamic, valin, alanin.      

B Axit glutamic, lysin, glyxin.

C Alanin, lysin, metyl amin.        

D Anilin, glyxin, valin.

Câu 17 : Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?

A tetrapeptit. 

B đipeptit.   

C tripeptit.  

D polipeptit.

Câu 18 : Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A thủy phân.   

B hoà tan Cu(OH)2

C trùng ngưng.  

D tráng gương.

Câu 23 : Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A Etilenglicol và axit tere-phtalic.

B Axit ađipic và hexametylenđiamin.

C Buta-1,3-đien-1,3 và stiren.

D  Ancol o-hiđroxibenzylic.

Câu 24 : Phát biểu nào sau đây đúng?

A Những hợp chất mà trong phân tử có chứa nhóm cacboxyl gọi là este.

B Những hợp chất được tạo thành từ phản ứng giữa các axit với ancol là este.

C Khi thay thế nhóm -OH trong ancol bằng các nhóm RCO- thu được este.

D Este là dẫn xuất của axit cacboxylic khi thay thế nhóm -OH bằng nhóm -OR (R là gốc hiđrocacbon).

Câu 30 : Chất nào sau đây là este?

A C2H5OCH3.

B CH3CHO.

C CH3COOC2H5.   

D CH3COOH.

Câu 32 : Công thức nào sau đây đúng?

A CH4N.      

B CH6N.       

C CH5N.      

D CH7­N.

Câu 33 : Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên?

A xenlulozơ.   

B cao su tự nhiên. 

C thủy tinh hữu cơ. 

D protein.

Câu 35 : Tripanmitin có công thức là

A (C17H33COO)3C3H5

B (C17H35COO)3C3H5

C  (C17H31COO)3C3H5

D (C15H31COO)3C3H5.

Câu 44 : Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là

A  Ag.    

B Au.   

C Al.        

D Cu.

Câu 47 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

B Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

C Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm.

D Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon.

Câu 48 : Để chứng minh trong glucozơ có nhiều nhóm -OH, người ta sử dụng phản ứng nào sau đây?

A AgNO3/NH3,t0.  

B Na.   

C CH3OH/HCl.  

D Cu(OH)2, t0 thường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247