Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Nam Phú Cừ lần 2 năm 2016 Mã đề 132

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Nam Phú Cừ lần 2 năm 2016 Mã đề 132

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

Câu 5 : Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

A Cu + dung dịch FeCl3.    

B Fe + dung dịch FeCl3.

C Fe + dung dịch HCl.              

D Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là

A 3,36.        

B 2,24.      

C 1,12.          

D 4,48.

Câu 9 : Saccarozơ và glucozơ đều có

A phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

B  phản ứng với Cu(OH)2  ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

C phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng.

D phản ứng với dung dịch NaCl.

Câu 12 : Ứng dụng nào sau đây không phải của Ozon?

A Sát trùng nước sinh

B Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

C  Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

D Chữa sâu răng.

Câu 13 : Nhận xét nào sau đây không đúng:

A Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thuỷ phân được

B Cacbohiđrat cung cấp năng lượng cho cơ thể người

C Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit

D Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là : Cn(H2O)m

Câu 16 : Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

A Triolein       

B Tristearin          

C  Tripanmitin       

D  Stearic.

Câu 17 : Hai chất đồng phân của nhau là

A glucozơ và mantozơ.     

B fructozơ và glucozơ.

C  fructozơ và mantozơ.                  

D saccarozơ và glucozơ.

Câu 19 : Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A  CH3COONa và CH3OH

B CH3COONa và C2H5OH.

C HCOONa và C2H5OH.          

D C2H5COONa và CH3OH.

Câu 20 : Nilon–6,6 là một loại

A Polieste.       

B Tơ visco.      

C Tơ axetat.     

D Tơ poliamit.

Câu 21 : Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

A Natri hiđroxit.        

B Amoniac.     

C Natri axetat.     

D Anilin

Câu 22 : Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:

A  Fe bị ăn mòn hóa học.                  

B Sn bị ăn mòn hóa học.

C Sn bị ăn mòn điện hóa.           

D Fe bị ăn mòn điện hóa.

Câu 23 : Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc

A Chu kì 4, nhóm VIIIA.            

B Chu kì 4, nhóm IIA.

C Chu kì 4, nhóm VIIIB. 

D Chu kì 3, nhóm VIB.

Câu 25 : Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ?    C2H5OH             HCOOH                     CH3COOH

A 118,2oC             100,5oC                       78,3oC

B 100,5oC              78,3oC                         118,2oC

C 78,3oC               100,5oC                       118,2oC

D 118,2oC             78,3oC                         100,5oC

Câu 28 : Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện?

A 2AgNO3 +  Zn → 2Ag  + Zn(NO3)2   

B 2AgNO3 →  2Ag  +  2NO +  O2

C  4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 

D Ag2O + CO → 2Ag + CO2.

Câu 29 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.

B Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.

C  Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.

D Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.

Câu 30 : Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là

A Fe(OH)2, FeO.  

B Fe(NO3)2, FeCl3.  

C Fe2O3, Fe2(SO4)3

D FeO, Fe2O3

Câu 31 : Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A Cu, FeO, ZnO, MgO.           

B Cu, Fe, Zn, Mg.

C Cu, Fe, ZnO, MgO.            

D  Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 32 : Tri peptit là hợp chất

A Có 2 liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

B Có liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

C Có liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D  Mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247