Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 4 năm 2016 Mã đề 169

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc lần 4 năm 2016 Mã...

Câu 3 : Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A Tơ nitron. 

B  Tơ tằm.  

C Tơ visco.

D Tơ capron. 

Câu 6 : Thành phần chính của quặng xiđêrit là

A  Fe3O4.

B FeCO3.

C FeS2

D Al2O3

Câu 8 : Công thức của phèn chua là

A K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.  

B K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 

Câu 9 : Khí nào dưới đây làm xanh quỳ tím ẩm?

A SO2.

B Cl2

C CH4

D  NH3

Câu 13 : Chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch FeCl2?

A  H2SO4(loãng).

B CuCl2.  

C  HCl.  

D AgNO3

Câu 14 : Chất nào dưới đây không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

A  CH3COOH. 

B HCOOCH3.

C OHC-CHO.

D CH2=CH-CHO. 

Câu 15 : Yếu tố nào dưới đây không làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hóa học?

A Nhiệt độ. 

B Xúc tác.  

C Nồng độ. 

D Áp suất. 

Câu 17 : Phương trình phản ứng nào dưới đây không đúng?

A 2NH3  +  3CuO  →  3Cu  +  N2  +  3H2O.   

B H2S  +  Zn(NO3)2  →  ZnS  +  2HNO3.

C 2Cu  +  O2  +  4HCl  →  2CuCl2  +  2H2O. 

D H2S  +  Cu(NO3)2  →  CuS  +  2HNO3

Câu 22 : Chất nào dưới đây không phản ứng được với kim loại Na?      

A HCOOCH3.

B CH3COOH.  

C C2H5OH.  

D H2O.                          

Câu 25 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

B Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.

C Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

D Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn. 

Câu 27 : Cacbohiđrat nào sau đây không bị thủy phân?

A Tinh bột. 

B Xenlulozơ.  

C Glucozơ.  

D Saccarozơ. 

Câu 28 : Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A Fe(OH)3

B Al.  

C Zn(OH)2.

D CuSO4

Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken A và ankin B thu được 44 gam CO2. Tên gọi của A và B lần lượt là

A etilen và propin. 

B propilen và propin.

C etilen và axetilen.

D propilen và axetilen. 

Câu 36 : A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?

A Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51.

B  Công thức oxit cao nhất của A có dạng A2O3.

C Tổng số khối: MA + MB + MC = 79.

D Cả A, B, C đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng làm giải phóng khí H2

Câu 38 : Trong thành phần phân tử của ancol X có nC = nO. Điều khẳng định nào sau đây về X là  đúng?

A X là ancol no, có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

B  X là ancol no, đơn chức, mạch hở.

C X là ancol mạch hở, có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

D X là ancol no, mạch hở. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247