Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật lý - Trường THPT Phạm Văn Đồng

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật lý - Trường THPT Phạm Văn Đồng

Câu 1 : Đối với dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là

A. tần số dao động. 

B. pha ban đầu.          

C. chu kỳ dao động.   

D. tần số góc.

Câu 2 : Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo

A. \(f=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)      

B. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\)    

C. \(f=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)      

D. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\)

Câu 3 : Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch muối đồng sun phát CuSO4 với điện cực bằng đồng là

A. đồng bám vào catot.       

B. không có thay đổi gì ở bình điện phân.

C. anot bị ăn mòn.                

D. đồng chạy từ anot sang catot.

Câu 4 : Hai sóng kết hợp (là hai sóng sinh ra từ hai nguồn kết hợp) có

A. cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi.

B. cùng tần số. Cùng phương.

C. cùng biên độ. Cùng tần số

D. cùng phương, hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 6 : Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

A. luôn nhỏ hơn 1.

B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.

D. luôn lớn hơn 1.

Câu 8 : Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc dao động ω được tính bằng biểu thức

A. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)   

B. \(\omega =\sqrt{\frac{g}{l}}\)    

C. \(\omega =\sqrt{\frac{l}{g}}\)       

D. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)

Câu 9 : Tốc độ truyền sóng cơ sắp xếp theo thứ tự giảm dần trong các môi trường

A. rắn, lỏng, khí.  

B. khí, lỏng, rắn.        

C. rắn, khí, lỏng.    

D. lỏng, khí, rắn.

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

C. Cơ năng của dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 11 : Phát biểu nào dưới đây là đúng. Từ trường không tác dụng với

A. các điện tích đứng yên.    

B. nam châm đứng yên.

C. các điện tích chuyển động.       

D. nam châm chuyển động.

Câu 12 : Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. chậm dần.    

B. chậm dần đều. 

C. nhanh dần đều.     

D. nhanh dần.

Câu 15 : Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.

B. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

C. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.

Câu 16 : Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số lần lượt là x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2). Pha ban đầu của dao động tổng hợp được tính bằng biểu thức:

A. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}\)

B. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}\)

C. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}+{{A}_{2}}}\)

D. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}\)

Câu 17 : Trong trường hợp nào dao động của con lắc đơn được coi như là dao động điều hòa.

A. Khối lượng quả nặng nhỏ.

B. Không có ma sát.

C. Biên độ dao động nhỏ.

D. Bỏ qua ma sát, lực cản môi trường và biên độ dao động nhỏ.

Câu 18 : Một con lắc lò xo dao động điều hoà có

A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật.

B. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo.

C. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật.

D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của độ cứng của lò xo.

Câu 19 : Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ đo gồm:

A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.           

B. Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.

C. Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.     

D. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.

Câu 20 : Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vật đổi chiều dao động khi đi qua vị trí biên.

B. Véc tơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Vật đổi chiều dao động khi véc tơ lực hồi phục đổi chiều.

D. Véc tơ vận tốc đổi chiều khi vật qua vị trí biên.

Câu 22 : Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động với cùng tần số và ngược pha, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn kết hợp truyền tới là

A. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{2}\)

B. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}\)

C. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=k\frac{\lambda }{2}\)   

D. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=k\lambda \)

Câu 23 : Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ \(x=\frac{-A\sqrt{2}}{2}\) đến li độ \(x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\) là

A. \(\Delta t=\frac{7T}{24}\)       

B. \(\Delta t=\frac{7T}{12}\)    

C. \(\Delta t=\frac{T}{3}\)   

D. \(\Delta T=\frac{5T}{12}\)

Câu 24 : Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa dọc trục Ox là v = Aωcos(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

B. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = A.

C. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.

D. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = – A.

Câu 25 : Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O đến điểm M nằm trên phương truyền cách O một khoảng là d. Phương trình dao động của phần tử môi trường tại M khi có sóng truyền qua là UM = Acos(ωt). Gọi λ là bước sóng, v là tốc độ truyền sóng. Phương trình dao động của phần tử tại O là

A. \(u=A\cos \left( \omega \left( t-\frac{2\pi d}{v} \right) \right)\)              

B. \(u=A\cos \left( \omega t+\frac{2\pi d}{\lambda } \right)\)

C. \(u=A\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)\)    

D. \(u=A\cos \left( \omega t+\frac{2\pi d}{v} \right)\)

Câu 28 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 39 : Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc được mô tả theo đồ thị bên. Phương trình dao động của vật là

A. \(x=10\sqrt{3}\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)

B. \(x=5\sqrt{3}\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)

C. \(x=5\sqrt{3}\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)

D. \(x=10\sqrt{3}\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247