Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Tự Trọng

Đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Tự Trọng

Câu 1 : Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân sẽ:

A. Giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát.

B. Giảm đi khi tăng khoảng cách hai khe.

C. Không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát

D. Tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe.

Câu 2 : Sóng điện từ

A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.

B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.

C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

D. không truyền được trong chân không.

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?

A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.

B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.

Câu 5 : Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là:

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 6 : Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc

A. \(\omega  = 2\pi \sqrt {LC} \)

B. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)

C. \(\omega  = \sqrt {LC} \)

D. \(\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

Câu 7 : Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

A. proton, nơtron và electron

B. nơtron và electron

C. proton và nơtron

D. proton và electron

Câu 8 : Ưu điểm nổi bật của đèn laze so với các loại đèn thông thường

A. Có truyền qua mọi môi trường mà không bị hấp thụ

B. Không gây ra tác dụng nhiệt cho vật được chiếu sáng

C. Có thể truyền đi xa với độ định hướng cao, cường độ lớn

D. Có thể phát ra ánh sáng có màu sắc bất kì với tính đơn sắc cao

Câu 9 : Thông tin nào sau đây là sai khi nói về các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?

A. Tổng số hạt nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm

B. Tổng số các hạt proton của hạt tương tác bằng tổng các hạt proton của các hạt sản phẩm

C. Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm

D. Tổng các vectơ động lượng của các hạt tương tác bằng tổng các vectơ động lượng của các hạt sản phẩm.

Câu 10 : Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng Em sang trạng thái dừng En (Em < En) khi hấp thụ một photon có năng lượng hf. Chọn câu đúng:

A. \(hf = {E_n} - {E_m}\)

B. \(hf \ge {E_n} - {E_m}\)

C. \(hf \le {E_n} - {E_m}\)

D. \(hf > {E_n} - {E_m}\)

Câu 11 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu 12 : Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với một kim loại.

B. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Câu 13 : Trong hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến:

A. Sự giải phóng một electron tự do

B. Sự giải phóng một electron liên kết

C. Sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống

D. Sự phát ra một photon khác

Câu 14 : Ánh sáng đơn sắc là:

A. Ánh sáng bị đổi màu khi đi qua lăng kính

B. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính

C. Hỗn hợp ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

D. Ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

Câu 15 : Trong thông tin liên lạc bằng sóng điện từ, sau khi trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f ( biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăng ten phát biến thiên tuần hoàn với tần số

A. fvà biên độ như biên độ của dao động cao tần.

B. f và biên độ biến thiên theo thời gian và tần số bằng fa.

C. fvà biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng f.

D. f và biên độ như biên độ của dao động âm tần.

Câu 16 : Cho phản ứng \(_1^2D + _1^2D \to _2^3He + n + 3,25MeV\). Phản ứng này là:

A. Phản ứng phân hạch

B. Phản ứng nhiệt hạch

C. Phản ứng thu năng lượng

D. Phản ứng không tỏa, không thu năng lượng

Câu 17 : Hiện tượng phóng xạ là

A. Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

B. Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

C. Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

D. Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác

Câu 18 : Tìm phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:

A. Điện từ trường biến thiên tạo ra bức xạ sóng điện từ ra ngoài

B. Dây dẫn có điện trở nên mạch mất năng lượng vì tỏa nhiệt

C. Từ trường của cuộn dây biến thiên sinh ra dòng Fu-cô trong lõi thép của cuộn dây

D. Có sự chuyển hóa năng lượng từ điện trường sang từ trường và ngược lại.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247