Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học - Chuyên Đại học Vinh- Nghệ An

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học - Chuyên Đại học Vinh- Nghệ An

Câu 1 : Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện 

A.  kết tủa vàng nhạt.             

B. kết tủa màu trắng.   

C. kết tủa đỏ nâu.           

D. dung dịch màu xanh. 

Câu 2 : Polime nào sau đây được tổng hợp bằng  phản ứng trùng hợp? 

A. Poli(hexanmetylen-ađipamit).         

B.  Amilozo.

C. Polisitren.                    

D. Poli(etylen-terephtalat).

Câu 3 : Dung dịch nào sau đây với nồng độ khác nhau đều không màu? 

A. Dung dịch FeCl3.          

B. Dung dịch K2Cr2O7.  

C. Dung dịch CuSO4.            

D. Dung dịch AgNO3.

Câu 4 : Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây? 

A. Dung dịch MgSO4.       

B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.

C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.               

D. Dung dịch HCl đặc, nguội.

Câu 6 : Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây? 

A.  NaCrO2.     

B. Na2CrO4.     

C. Cr2O3.       

D. CrO.

Câu 7 : Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường? 

A. CH3COOH.      

B. HCHO.         

C.  CH3COCH3.      

D. CH3OH

Câu 8 : Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3

A. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao.           

B. Chế tạo thuốc nổ.

C. Dùng làm phân bón. 

D. Không tan trong nước.

Câu 9 : Khẳng định nào sau đây không đúng? 

A. SiO2 tan được trong dung dịch HF.

B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.

C. Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.

D. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

Câu 10 : Thành phần chính của quặng hematit đỏ là 

A.  FeCO3.         

B. Fe2O3.nH2O.   

C. Fe3O4.       

D. Fe2O3.

Câu 11 : Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra? 

A. Dung dịch Na2CrO4.          

B. Dung dịch AlCl3.

C. Dung dịch NaAlO2.           

D. Dung dịch NaHCO3.

Câu 12 : Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O? 

A. CH3COOCH2CH3

B. HCOOCH3.          

C. CH3COOCH3.    

D.  CH2=CHCOOCH3.

Câu 13 : Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là 

A. Zn.                    

B. Mg.                       

C.  Fe.        

D. Al.

Câu 16 : Khẳng định nào sau đây không đúng? 

A. Natri cacbonat khan (còn gọi là sođa khan) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.

B. Khi tác dụng với kim loại, cacbon luôn tạo ra số oxi hóa -4 trong hợp chất.

C. Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiện liệu khí.

D. CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

Câu 17 : Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là 

A. 13,5.          

B. 13,0.    

C.  14,0.          

D. 12,0.

Câu 19 : Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các hình vẽ (1), (2), (3) như sau:

A. phương pháp thu khí theo hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.

B. phương pháp thu khí theo hình (1), (3) có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.

C. phương pháp thu khí theo hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2, SO2, Cl2.

D. phương pháp thu khí theo hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.

Câu 23 : Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

A. C3H4O4.       

B. C8H8O2.       

C. C4H6O4.         

D. C4H4O4.

Câu 26 : Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, ZT. Kết quả được ghi ở bảng sau:Các chất X, Y, Z, T lần lượt là 

A. glucozo, benzylamin, xiclohexan, glixerol.

B. benzylamin, glucozo, glixerol, xiclohexan.

C. glucozo, glixerol, benzylamin, xiclohexan. 

D. glucozo, benzylamin, glixerol, xiclohexan.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247