Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề trắc nghiệm tổng ôn lý thuyết môn Hóa lớp 12- Ôn thi THPT QG năm 2019 - P3

Đề trắc nghiệm tổng ôn lý thuyết môn Hóa lớp 12- Ôn thi THPT QG năm 2019 - P3

Câu 5 : Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 

B. không có kết tủa, có khí bay lên.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. 

D. chỉ có kết tủa keo trắng.

Câu 6 : Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

A. glyxin, lysin, axit glutamic. 

B. alanin, axit glutamic, valin.

C. glyxin, valin, axit glutamic. 

D. glyxin, alanin, lysin.

Câu 8 : Phương trình hóa học nào sau đây là sai ?

A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

D. Na2SO4 + Mg(HCO3)2 → MgSO4 + 2NaHCO3.

Câu 9 : Cho hỗn hợp gồm a mol Zn, b mol Mg vào dung dịch có chứa c mol AgNO3, d mol Cu(NO3)2 đến khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X, chất rắn Y. Biết rằng 0,5 < a + b < 0,5c + d. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Chất rắn Y chứa ba kim loại. 

B. Chất rắn Y chứa một kim loại.

C. Dung dịch X chứa ba ion kim loại. 

D. Dung dịch X chứa hai ion kim loại.

Câu 13 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm thổ đều có số oxi hóa +2.

B. Trong nhóm IIA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Be đến Ba.

C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.

D. Tất cả các kim loại nhóm IA đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 15 : Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

A. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

Câu 20 : Chất nào sau đây không phải là amino axit?

A. HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH. 

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. HOC6H4-CH2-CH(NH2)COOH.

Câu 21 : Loại đường nào sau đây chiếm hàm lượng nhiều nhất trong mật ong ?

A. Đường fructozơ. 

B. Đường glucozơ. 

C. Đường saccarozơ. 

D. Đường mantozơ.

Câu 24 : Nhận định này sau đây không đúng?

A. Anilin không làm đổi màu quỳ tím ẩm.

B. Anilin có tính bazơ nên tác dụng với nước brom.

C. Amin có tính bazơ vì trên nguyên tử N có đôi e tự do nên có khả năng nhận proton.

D. Anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút eletron của nhân lên nhóm chức –NH2.

Câu 26 : Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa ?

A. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3

B. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.

C. Đốt dây sắt trong khí clo. 

D. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.

Câu 28 : Dãy chất nào được xếp theo chiều tăng dần bậc amin

A. C2H5NH2, C2H5NHC2H5, (CH3)3N. 

B. CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3.

C. CH3NHCH3, (CH3)3N, CH3NH2. 

D. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NHCH3.

Câu 31 : Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.

B. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

C. Trong môi trương kiềm brom oxi hóa ion CrO2- thành Cr2O72-.

D. Cr2O3 và Al2O3 đều tan được trong dung dịch NaOH loãng.

Câu 32 : Trong y học, sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Công thức phân tử của sorbitol là

A. C12H22O11

B. C6H12O6

C. C6H14O6

D. C12H24O11.

Câu 34 : Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.Các chất X, Y, Z và T lần lượt là

A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol. 

B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.

C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic. 

D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.

Câu 38 : Dung dịch K2Cr2O7 có màu

A. đỏ nâu. 

B. da cam. 

C. trắng xanh. 

D. vàng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247