Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Lê Đại Thành

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Lê Đại Thành

Câu 1 : Polime (-CH­2-CH=CH-CH2-)n có tên là :

A. poli etilen      

B. poli butađien   

C. poli butilen 

D. poli isopren

Câu 2 : Chất nào sau đây không phải là polime thiên nhiên:

A. tinh bột     

B. xenlulozơ      

C. caosu buna    

D. tơ tằm

Câu 3 : Polime nào có cấu tạo mạng không gian:

A. Cao su lưu hóa   

B. Poliisopren    

C. Cao su Buna-S   

D. Polietilen

Câu 4 : Hãy cho biết polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh.

A. PVC     

B. Cao su Isopren

C. xenlulozơ.    

D. amilopectin

Câu 5 : Khi trùng ngưng  hexametilen điamin và axit ađipic ta thu được polime là  :

A. Nilon-6   

B. Nilon-7   

C. Visco    

D. Nilon-6, 6.

Câu 6 : Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ monome nào sau đây:

A. Vinyl clorua     

B. Metyl acrilat     

C. Metyl metacrylat    

D. Propilen

Câu 7 : Polime nào sau đây không phải là polime tổng hợp:

A. tơ nilon – 6      

B. poli etilen   

C. tơ visco     

D. cao su buna

Câu 8 : Polime  được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là 

A. poli etilen  

B. poli(vinylclorua)  

C. poli (etylen terephtalat)    

D. poli(metyl metacrylat)

Câu 9 : Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp 2 monome khác nhau ?

A. Cao su buna-S     

B. Caosu buna   

C. Nilon -6 

D. Thủy tinh hữu cơ

Câu 10 : Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên:

A. tơ visco, tơ tằm, caosu buna   

B. tơ visco, tơ tằm

C. tơ tằm, caosu isopren        

D. tơ axetat, nilon-6

Câu 11 : Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Cao su là những polime có tính đàn hồi   

B. Poli (vinyl clorua) là polime tổng hợp

C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên    

D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

Câu 12 : Polime nào dưới đây được điều chế không phải từ phản ứng trùng hợp:

A. Poli (vinyl clorua)     

B. Polistiren

C. Poli (butađien-stiren)     

D. Poli(hexametylen ađipamit).

Câu 13 : Nilon-6,6 thuộc loại :

A. tơ nhân tạo       

B. tơ polieste     

C. tơ poliamit     

D. tơ thiên nhiên

Câu 14 : Khi nhiệt phân cao su thiên nhiên ta được monome nào sau đây?

A. Isopren     

B. Buta-1,3-dien     

C. Butilen          

D. Propilen

Câu 15 : Hợp chất có công thức cấu tạo (- O – [CH2]2 – OOC – C6H4 – CO -)n có tên gọi là:

A. poli (metyl metacrylat)         

B. Nilon-6   

C. Poli(hexametylen ađipamit)  

D. poli (etylen terephtalat )

Câu 16 : Cho các polime sau : ( - CH2 – CH = CH – CH2 -) n ; ( - NH – CH2 – CO- )n . Công thức các  monome tương ứng khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên là 

A. CH3 – CH= CH- CH3 ;  H2N- CH2- CH2 – COOH.

B. CH2 = CH- CH = CH2 ;  H2N-  CH2 – COOH.

C. CH3 – CH= C= CH3 ;  H2N- CH2 – COOH.

D. CH3 – CH= CH- CH3 ; CH3- CH(NH2 ) – COOH. 

Câu 18 : Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

D. buta-1,3-đien; benzen; etilen; trans-but-2-en.

Câu 20 : Polime Y có phân tử khối là 504000 và hệ số trùng hợp n= 12.000. Y là

A. Poli Etilen    

B. (-CF2-CF2-)n    

C. PVC        

D. Poli propilen

Câu 23 : Điều chế 1 tấn Nilon-6 ( hiệu suất phản ứng 80% ) thì cần khối lượng axit e-amino caproic là :

A. 1,45 tấn   

B. 1 tấn      

C. 1,25 tấn    

D. 0,93 tấn

Câu 24 : Để điều chế 100 kg thuỷ tinh hữu cơ cần bao nhiêu kg ancol metylic và và bao nhiêu kg axit metacrylic, biết hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80%.

A. ancol 32 kg,axit 86,0 kg;    

B. ancol 25,6 kg, axit  68,8 kg

C. ancol 40 kg, axit  107,5 kg      

D. ancol 32 kg, axit  107,5 kg

Câu 25 : Chọn phát biểu đúng khi nói về polime.

A. Các polime: nilon-6,6; tơ axetat; tơ tằm; tinh bột; poli (vinyl ancol) không thể trực tiếp điều chế bằng phương pháp trùng hợp.

B. Để tổng hợp teflon dùng làm chất chống dính xoong chảo, có thể cho flo tác dụng với poli etilen.

C. Khi tổng hợp tơ capron (nilon-6) từ m gam axit e-aminocaproic (H%=100%) hoặc từ m gam caprolactam (H%=86,26%), thì khối lượng tơ capron sẽ khác nhau.

D. Cao su Buna có mắt xích giống như mắt xích của cao su thiên nhiên.

Câu 33 : Chất nào sau đây khống có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?

A. propen  

B. stiren   

C. isopren  

D. toluen

Câu 34 : Polime nào sau đây có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) ?

A. PE   

B. amilopectin  

C. PVC   

D. nhựa bakelit

Câu 36 : Polime nào sau đây được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?

A. polyvinyl(vinyl clorua)    

B. polisaccarit

C. poli (etylen terephtalat)  

D. nilon- 6,6

Câu 37 : Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime được dùng làm chất dẻo

A. poli(vinyl doma), polietilen, poli(phenol-fomandehit)

B. polibuta-1,-đien,poliacrilonitrin, poli(metylmetacrylat)

C. Xenlulozo, poli(phenol-foinandehit), poliacrilonitrin

D. poli(metyl metacry lat), polietilen, poli(hexametylen adipamit)

Câu 38 : Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. axit axetic.  

B. etylamih.

C. buta-l,3-đien.   

D. axit E-amino caproic.

Câu 39 : Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. xenlulozo   

B. amilozơ    

C. amilopectin  

D. cao su lưu hoá

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247