Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,22 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp E l...

Câu hỏi :

X là este của a-aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N; Y và Z là hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 13,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,22 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp E là

A. 7,45%  

B. 42,37%      

C. 7,23 %       

D. 50,39%

* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

(*)Thủy phân trong H2O ( H+ , OH- ) → a - aa ban đầu

Ax + (x – 1) H2O → x. A

- Số pt H2O = số lk peptit

- BTKL : mpeptit  + mH2O = maa ban đầu

(*) Thủy phân trong MT axit ( HCl )

Ax + (x – 1)H2O + xHCl → muối clorua

- số pt HCl = số nguyên tử N/ peptit = x

- BTKL : mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối

(*) Thủy phân trong MT bazo : NaOH

Ax + xNaOH → muối natri + H2O

- số pt H2O = số Haxit / Ax 

- BTKL : mpeptit + mNaOH = mmuối Natri + mH2O

=> nNaOH pứ = x.nH2O

 B1 : Xác định lượng các muối natri của Gly và Ala

Đặt a , b là số mol muối GlyNa và AlaNa

Bảo toàn N : nN = a + b = 2nN2 = 0,7 mol

Có : nO2 = 2,25a + 3,75b = 2,22

=> a = 0,27 ; b = 0,43 mol

B2 : Xác định số mol Y và Z , biện luận số liên kết peptit trong Y và Z

=> mmuối = 73,92g và nNaOH = 0,7 mol

Bảo toàn khối lượng : nH2O = 0,21 mol

=> nY + nZ = 0,21 (1)

X là este của Gly hoặc Ala và ancol T.

Nếu X là H2N-CH(CH3)-COOC2H5 => nX = nC2H5OH = 0,3 mol( loại)

X là H2NCH2COOC3H7 => nX = nC3H7OH = 0,23 mol

=> Y, Z tạo ra từ 0,27 mol Gly và 0,43 – 0,3 = 0,13 mol Ala

=> Số N trung bình của Y, Z = (0,04 + 0,43) : 0,21 = 2,24

=>Y là dipeptit và Z là heptapeptit ( tổng số liên kết peptit bằng 7)

Có : nN = 2nY + 7nZ = 0,04 + 0,43 (2)

Từ (1), (2) => nY = 0,2 ; nZ = 0,01 mol

B3 : Biện luận thành phần Gly và Ala của Y và Z => %mY

Y là (Gly)u(Ala)2 – u

Z là (Gly)v(Ala)7 – v

=> nGly = 0,2u + 0,01v = 0,04

=> 20u + v = 4

=> u = 0 và v = 4 là cặp nghiệm duy nhất.

Vậy Y là (Ala)2 (0,2 mol)

Z là (Gly)4(Ala)3 (0,01 mol)

=> %mY = 50,39%

%mZ = 7,23%; %mX = 55,28

Copyright © 2021 HOCTAP247